Kế hoạch ‘Made in China 2025’ của Trung Quốc có thể bị phá sản vì D. Trump

VietTimes -- Kể từ khi Tổng thống Trump khởi động chiến tranh thương mại và áp đặt thuế quan, kế hoạch “Made in China 2025” của Trung Quốc trở thành cường quốc dẫn đầu về công nghệ, đã bị chậm lại, với tổng kim ngạch xuất khẩu công nghệ giảm 40% vào năm ngoái và nguy cơ phá sản kế hoạch này đang ngày càng hiện hữu.
Hiện tại, Mỹ, EU và Nhật Bản đang gây sức ép lên Trung Quốc để thúc giục nước này ngừng ngay hành vi trộm cắp công nghệ.
Hiện tại, Mỹ, EU và Nhật Bản đang gây sức ép lên Trung Quốc để thúc giục nước này ngừng ngay hành vi trộm cắp công nghệ.

Thãng tin AP hôm 13/5,  cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đã kiềm chế một cách hiệu quả kế hoạch ‘Made in China 2025’ chiếm lĩnh công nghệ của chính quyền Trung Quốc.

Khi Mỹ tăng thuế, buộc các nhà sản xuất công nghệ cao nước ngoài phải chuyển trọng tâm đầu tư từ Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á, xuất khẩu công nghệ của Trung Quốc đã giảm 40%, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận đầu tư nghiên cứu khoa học của Bắc Kinh.

Kể từ năm ngoái, lệnh cấm bán các sản phẩm vi mạch và đình chỉ hỗ trợ kỹ thuật của Mỹ đã khiến nhiều công ty công nghệ cao Trung Quốc bị tê liệt. (Ảnh: Justin Sullivan)
Kể từ năm ngoái, lệnh cấm bán các sản phẩm vi mạch và đình chỉ hỗ trợ kỹ thuật của Mỹ đã khiến nhiều công ty công nghệ cao Trung Quốc bị tê liệt. (Ảnh: Justin Sullivan)

Trung Quốc coi các ngành điện tử, thiết bị y tế và các ngành công nghiệp công nghệ cao khác, là cốt lõi của sự phát triển kinh tế, trong đó Mỹ là một khách hàng quan trọng, Washington đã không ngần ngại áp đặt thuế quan để ngăn chặn tham vọng này. 

Kể từ khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung bùng nổ, cả Liên Minh châu Âu (EU) và Mỹ đã bắt đầu tăng cường kiểm soát các hoạt động đầu tư và sáp nhập & mua lại (M&A) của Trung Quốc, khiến cho các doanh nghiệp Trung Quốc ngày càng khó khăn có được công nghệ từ Mỹ và châu Âu thông qua các liên doanh hay sáp nhập & mua lại.

Ông Rajiv Biswas, nhà kinh tế học hàng đầu châu Á tại IHS Markit, một công ty dữ liệu thương nghiệp toàn cầu, cho rằng chính quyền Bắc Kinh có thể phải phát triển công nghệ của riêng mình, và “phát triển chậm hơn”. 

Theo AP, mỗi bước đột phá công nghệ quan trọng ở các nước Âu Mỹ, thường tiêu tốn hàng trăm triệu đô la kinh phí tài trợ và nhiều năm nghiên cứu phát triển, trong khi Trung Quốc lại có được nó thông qua hành vi trộm cắp hoặc ép buộc chuyển giao công nghệ. 

Washington đã không ngần ngại áp đặt thuế quan để ngăn chặn tham vọng phát triển các ngành điện tử, thiết bị y tế và các ngành công nghiệp công nghệ cao khác của Trung Quốc.
Washington đã không ngần ngại áp đặt thuế quan để ngăn chặn tham vọng phát triển các ngành điện tử, thiết bị y tế và các ngành công nghiệp công nghệ cao khác của Trung Quốc.

Hiện tại, Mỹ, EU và Nhật Bản đang gây sức ép lên Trung Quốc để thúc giục nước này ngừng ngay hành vi trộm cắp công nghệ, chấm dứt hành vi trợ cấp các ngành công nghiệp trong nước và cạnh tranh không công bằng với các nước phương Tây. 

Hãng tin Reuters trước đó đưa tin, hầu hết các công ty Mỹ đã xem xét “cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung dài hạn” khi lập kế hoạch kinh doanh, và đang triển khai rút khỏi Trung Quốc.

Tờ Kyodo News của Nhật cũng đã nhiều lần đưa tin rằng các công ty Nhật đang đẩy nhanh việc chuyển dịch các dây chuyền sản xuất của họ ở Trung Quốc, sang các nước Đông Nam Á.