Cụ thể, nếu trong 7 ngày hành khách sử dụng dịch vụ của Grab hủy 7 chuyến xe thì sẽ bị áp phí hủy chuyến 10 nghìn đồng. Nếu trong 7 ngày, hành khách hủy 6 chuyến thì hệ thống sẽ yêu cầu hành khách phải liên kết thẻ tín dụng với GrabPay để tiếp tục được đặt xe.
Để việc trừ tiền có thể thực hiện một cách thuận tiện, Grab yêu cầu hành khách phải có thẻ tín dụng hoặc nạp tiền vào tài khoản GrabPay Credits. Nếu hành khách không thỏa mãn hai điều kiện trên, họ sẽ không thể sử dụng dịch vụ của Grab.
Giải thích về việc áp mức phí hủy chuyến đối với khách hàng, Grab nói rằng việc hủy chuyến sẽ gây bất tiện đối với cả tài xế và hành khách, vì thế hãng muốn hạn chế việc này. Để bảo vệ quyền lợi cho mình, khách hàng có quyền từ chối nếu tài xế yêu cầu họ hủy chuyến.
Hiện chính sách này mới chỉ áp dụng cho các dịch vụ GrabCar, GrabTaxi và GrabBike. Các dịch vụ giao hàng và giao đồ ăn của Grab vẫn áp dụng chính sách cũ.
Đánh giá về chính sách mới này của Grab, anh Tuấn, một lái xe Grab cho rằng chính sách này ảnh hưởng đến tài xế nhiều hơn là hành khách, bởi có những cuốc xe mà hệ thống lựa chọn cho tài xế quá xa địa điểm đón, và tài xế nếu hủy chuyến quá nhiều cũng sẽ bị trừ tiền, trong khi khách hàng không chịu bấm nút hủy chuyến.
Trước đây, Uber Việt Nam cũng từng áp dụng chính sách phạt tiền đối với các khách hàng hủy chuyến. Theo đó, mỗi lần hủy chuyến, hành khách sẽ bị trừ 15 nghìn đồng |