Buổi lễ tiếp nhận long trọng chiến hạm TCG Anadolu có sự tham dự của tổng thống Recep Tayyip Erdoğan, bộ trưởng Quốc phòng Hulusi Akar và các quan chức quân sự hàng đầu quốc gia này.
Tàu đổ bộ tấn công UAV TCG Anadolu là tàu sân bay đổ bộ UAV – trực thăng đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Erdoğan cho biết, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ triển khai máy bay trực thăng hạng nặng, UAV và máy bay tấn công hạng nhẹ từ tàu sân bay này.
Tàu đổ bộ tấn công UAV TCG Anadolu có lượng giãn nước đầy tải 27.436 tấn, chiều dài 231 mét (758 feet), rộng 32 mét và cao 58 mét.
Chiến hạm được thiết kế như một phương tiện vận chuyển – phóng, từ boong tàu sân bay này, các UAV vũ trang TB-3 và UAV chiến đấu Kizilelma sẽ xuất kích và quay trở về hạ cánh an toàn. Cả 2 UAV chiến đấu này đều do công ty sản xuất máy bay không người lái Baykar tư nhân của Thổ Nhĩ Kỳ thiết kế và chế tạo.
|
Tàu sân bay đổ bộ tấn công UAV - trực thăng TCG Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ. Video Net Military. |
Tổng thống Erdoğan nhấn mạnh, tàu đổ bộ tấn công UAV – trực thăng TCG Anadolu cũng sẽ tham gia các hoạt động quân sự với các đồng minh và thực hiện những hoạt động nhân đạo trên toàn thế giới.
Cùng ngày 10/4, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tham dự buổi lễ hàn thép 3 hộ tống hạm MILGEM, do Cơ quan mua sắm quốc phòng SSB đặt hàng. Dự án hộ tống hạm MILGEM nhằm tăng cường khả năng tuần tra trên biển lớn và tác chiến chống ngầm của hải quân Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ chính thức bắt đầu đóng tàu đổ bộ tấn công UAV đầu tiên năm 2016 khi tổng thống Erdoğan phát biểu về kế hoạch đóng tàu sân bay và chiến hạm hạng nặng chạy bằng năng lượng hạt nhân. Trước đó, ông đã bày tỏ hy vọng rằng, chương trình đóng tàu đổ bộ tấn công UAV – trực thăng sẽ là bước đầu tiên hướng tới khả năng đóng tàu sân bay “tiên tiến nhất”.
|
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ triển khai máy bay trực thăng hạng nặng, UAV chiến đấu và máy bay tấn công hạng nhẹ trên tàu TCG Anadolu. Ảnh Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ. |
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ triển khai máy bay trực thăng hạng nặng, UAV chiến đấu và máy bay tấn công hạng nhẹ trên tàu TCG Anadolu. Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ
Năm 2013, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố chọn nhà máy đóng tàu địa phương Sedef cho chương trình tàu đổ bộ tấn công trực thăng - UAV (LPD) bản địa. Công ty Sedef hợp tác với công ty Navantia của Tây Ban Nha thực hiện dự án này.
TCG Anadolu có thể vận chuyển một đơn vị cấp tiểu đoàn đến 1.200 quân nhân, 8 trực thăng quân sự đa nhiệm và 3 UAV tấn công. Chiến hạm cũng có thể vận chuyển 150 phương tiện, bao gồm cả xe tăng chiến đấu.
Thời gian chuyển giao thiết bị ban đầu là 5 năm rưỡi kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu đóng tàu, theo kế hoạch là cuối năm 2021. Tiến độ thi công đã bị kéo dài thêm 2 năm.
Thổ Nhĩ Kỳ dự định triển khai các máy bay tiêm kích tàng hình F-35 trên chiến hạm này, nhưng Mỹ đã loại quốc gia này khỏi chương trình Máy bay chiến đấu thế hệ 5 đa quốc gia sau khi Ankara mua hệ thống phòng không S-400 do Nga sản xuất.
Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã chuyển mục đích sử dụng tàu đổ bộ sân bay TCG Anadolu cho F-35 sang UAV Kizilenma. Theo thông tin không chính thức, chiếc tàu đổ bộ tấn công UAV có giá thành hơn 1 tỉ USD, mặc dù các quan chức Ankara từ chối công bố chính xác ngân sách đầu tư. Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia thứ 3 sở hữu tàu đổ bộ tấn công UAV, sau Tây Ban Nha và Australia.
Theo Defense News