Giận Mỹ-NATO, Thổ Nhĩ Kỳ “bắt tay” Nga

Gần đây, theo các phương tiện truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ, Cố vấn của Tổng thống Erdogan, ông Yalcin Topcu đã đưa ra tuyên bố về vụ bê bối trong cuộc tập trận NATO tại Na Uy, nơi người sáng lập nước Cộng hòa Mustafa Kemal Ataturk và Tổng thống Recep Tayip Erdogan được giới thiệu như là "kẻ thù trên lý thuyết "của NATO.
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ
Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ

Ông cũng kêu gọi quốc hội xem xét lại tư cách thành viên NATO của nước này.

Các chính trị gia Thổ Nhĩ Kỳ và các chuyên gia nhận xét về tình hình hiện nay trong quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và NATO, cũng như trả lời cho câu hỏi thường nghe trong những ngày gần đây về việc liệu Thổ Nhĩ Kỳ có rời khỏi NATO. Họ có thể làm điều đó dưới những điều kiện gì, và quá trình này diễn ra thế nào.

Phó Chủ tịch đảng "Vatan» Yunus Soner, trả lời về việc liệu Thổ Nhĩ Kỳ có rời khỏi NATO không, cho biết vấn đề này được đặt ra hơi muộn, vì Thổ Nhĩ Kỳ theo ông đã nằm trong quá trình dần dần tách khỏi Liên minh quân sự NATO.

"Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu quá trình ly khai khỏi NATO. Một ví dụ của việc này là Ankara đã phản đối cuộc trưng cầu dân ý được tiến hành ở khu vực Kurdistan thuộc Iraq, cho đó không phải nằm trong khuôn khổ sứ mệnh của NATO, mà là trong sự phối hợp với Nga, Iran và Iraq. Ví dụ khác về khoảng cách ngày càng xa giữa Thổ Nhĩ Kỳ và NATO là chính sách Syria, không phù hợp với chiến lược của NATO, như được xác định trong quá trình đàm phán với Nga, Iran và gián tiếp với Syria. Một ví dụ nữa, chúng ta  nói về việc trong thời gian cao điểm của cuộc khủng hoảng, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ đã từ chối tham gia vào việc tạo ra một NATO của người Sunni, với sự hỗ trợ của Mỹ. Nói tóm lại, mặc dù việc hợp tác giữa Thổ Nhĩ Kỳ và NATO trong lĩnh vực quân sự và công nghệ vẫn tiếp tục, chính sách đối ngoại hiện nay của Thổ Nhĩ Kỳ không xác định mình là thành viên trong Liên minh. Vì lý do này, câu hỏi liệu Thổ Nhĩ Kỳ có thể rút khỏi NATO đã mất đi tính thời sự. Hiện nay, cần thảo luận về cách quá trình này sẽ diễn ra thế nào trong ngành công nghiệp quốc phòng và các lĩnh vực khác của sự hợp tác giữa Thổ Nhĩ Kỳ và NATO", Soner cho biết.

 Cần lưu ý rằng đã có giải pháp thay thế đối với Thổ Nhĩ Kỳ trong lĩnh vực quốc phòng, ở đây nói về Nga và Trung Quốc, cũng như sự độc lập trước NATO, Soner nói:

"Khía cạnh quan trọng nhất và đáng chú ý của quá trình xa rời khỏi NATO là Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ thực hiện một chính sách đối ngoại độc lập, mà còn tẩy sạch các yếu tố  NATO trong Lực lượng Vũ trang. Các quan chức Mỹ đã nhiều lần thừa nhận sự việc này với sự lo ngại lớn".

Ông Soner nhấn mạnh việc Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi NATO sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự sụp đổ của Liên minh:

"Thổ Nhĩ Kỳ có sự lựa chọn thay thế đáng kể chẳng hạn như tham gia vào SCO. Thổ Nhĩ Kỳ tham gia vào tổ chức này sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho cả hai bên. Do đó, việc Thổ Nhĩ Kỳ rời khỏi  Liên minh Bắc Đại Tây Dương và tham gia cấu trúc Á-Âu sẽ đưa khu vực Á-Âu lên tầm cao mới. Thứ hai, khoảng cách giữa Thổ Nhĩ Kỳ và NATO cho thấy có sự chia rẽ trong Liên minh. Xét cho cùng, không chỉ Thổ Nhĩ Kỳ mà còn cả một số đáng kể các nước châu Âu đang xa cách khỏi NATO. Và tiến trình thỏa thuận thiết lập hệ thống phòng thủ chung giữa các nước châu Âu, xác nhận quá trình ly tâm này giữa các thành viên NATO.

Một số đáng kể các nước NATO đang quan ngại đến các hoạt động của NATO tại Ukraina. Anh, Đức và Pháp cực kỳ không hài lòng với quan điểm của Mỹ về Iran. Tất cả các quốc gia này trong tương lai sẽ cùng với Thổ Nhĩ Kỳ  tìm kiếm một hệ thống an ninh mới và cuối cùng, Mỹ sẽ còn lại một mình trong NATO, khối mà họ tạo dựng nên. Việc Thổ Nhĩ Kỳ  thay đổi đường lối sẽ mở đường cho những thay đổi cơ bản", ông nhấn mạnh.

Ông Soner cũng chỉ ra thực tế ở Thổ Nhĩ Kỳ gần như không nghe thấy tiếng nói của những người ủng hộ việc nước này đứng trong NATO, còn những ai ủng hộ thì không thể đưa ra những lý do quan trọng biện minh cho sự hiện diện của đất nước trong Liên minh.

"Môi trường chính trị ở Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay đi ngược lại ý tưởng hợp tác với NATO và Mỹ", ông Soder kết luận.

SP