Xung đột xảy ra khi số lượng những người phản đối dân nhập cư vượt quá những người ủng hộ. Tại cuộc mít tinh không những xuất hiện những khẩu hiệu phát-xit mới, chào kiểu phát-xit mà còn xảy ra hiện tượng đuổi đánh những người đi đường có diện mạo trông giống người nước ngoài. Bà Thủ tướng Angela Merkel đã lập tức lên án vụ việc. Cảnh sát nói, một bộ phận dân chúng đã bị kích động bởi tin giả và những thông tin thất thiệt nên đã xuống đường tham gia gây rối.
Một người Đức bị đâm chết, các phần tử cánh Hữu ra đường đuổi đánh người nước ngoài
Hãng Reuters ngày 29/8 cho biết, hôm 26/8 tại thành phố Chemnitz, bang Sachsen miền Đông nước Đức một người đàn ông Đức 35 tuổi bị đâm rồi chết do không cấp cứu kịp. Hai người đàn ông, một người Syria 22 tuổi và một là người Iraq 21 tuổi đã bị cảnh sát bắt giữ. Vụ việc này đã gây nên hoạt động phản đối kéo dài 2 ngày, khi đó giữa những người cánh Tả và các phần tử cực Hữu đã xảy ra xung đột gay gắt. Những kẻ phát-xit mới đã tấn công những người nhìn bề ngoài có vẻ là người nước ngoài.
Các phần tử cực Hữu đuổi đánh người nước ngoài trên phố
|
Theo CNN, đêm 27/8, 6000 phần tử cánh Hữu đã tụ tập trên phố, một số người hô to các khẩu hiệu phat-xit mới và xung đột với khoảng 1.500 người ủng hộ dân nhập cư. Cảnh sát Đức đã phải sử dụng vòi rồng và hơi cay để giải tán.
Ngày 28/8, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas tuyên bố: “không dung thứ hoạt động động chống người nhập cư”, “đa số người Đức khát vọng một nước Đức cởi mở, quốc tế hóa và tôn trọng lẫn nhau”. Cùng ngày, bà Thủ tướng Merkel đã một lần nữa lên án vụ giết người và hoạt động bạo lực trên đường phố, Bà nói: “Trong một quốc gia pháp trị, quyết không thể cho phép việc đuổi đánh người trên đường phố”.
Các phần tử cực Hữu chào và hô khẩu hiệu thời Đức Quốc xã
|
Bị kích động bởi tin giả? Chủ nghĩa phát-xit sống dậy ở Đức
Hãng Reuters dẫn lời quan chức bang Sachsen cho biết, hoạt động phản kháng đã lôi cuốn những phần cánh Hữu và những người vô chính phủ ở hai bang lân cận, thủ đô Berlin và vùng Tây Bắc kéo tới, “hiệu quả huy động rất rõ…sự kiện có tính chất côn đồ này thường xảy ra tại các trận thi đấu bóng đá”. Cảnh sát cho biết, gần 20 người đã bị thương trong hoạt động biểu tình hôm 27/8, trong đó có 2 cảnh sát, có kẻ đã ném chất nổ tại hiện trường. CNN nói, 10 người đang bị tạm giữ điều tra vì hành vi chào kiểu Hiller.
Tin cho biết, ông Michael Kretschmer, Thống đốc bang Sachsen – một người thân cận bà Merkel – tuyên bố sẽ kiên trì lập trường xử lý mạnh tay những phần tử cực đoan trong bang. Ông nói tại cuộc họp báo: “Chúng tôi cho rằng, có ít nhất một bộ phận những người tham gia hoạt động phản kháng do liên quan đến tin tức giả hoặc thông tin thất thiệt”. Ví dụ, một bản tin lan truyền trên mạng xã hội nói, người đàn ông 35 tuổi này bị đâm chết khi cố bảo vệ một phụ nữ khỏi bị những người nhập cư cưỡng hiếp, nhưng không hề có chứng cứ xác nhận chuyện đó.
Đối với việc có thể xảy ra những hoạt động biểu tình nữa, Bộ trưởng Nội vụ Đức Seehofer nói, nếu cần, cảnh sát liên bang luôn sẵn sàng ra tay chi viện. Truyền thông Đức cho biết, theo quy định của Luật hình sự, truyền bá hoặc công khai sử dụng biểu trưng của tổ chức vi hiến ở nơi công cộng có thể bị phạt tù đến 3 năm và phạt tiền. Những thứ được coi là biểu trưng bao gồm: cờ, logo, đồng phục, khẩu hiệu, kiểu chào. Luật hình sự Đức cũng quy định, mọi văn hóa phẩm nhằm làm phuc hồi chủ nghĩa phát-xit cũng bị cấm tàng trữ và lưu hành; những người vi phạm có thể bị phạt 3 năm tù trở xuống hoặc phạt tiền. Biểu tượng Chữ thập ngoặc, khẩu hiệu “Hittler muôn năm”, “ Thắng lợi muôn năm”, kiểu chào Quốc xã, đảng ca Quốc xã đều thuộc phạm vi quản chế của điều này.
Năm ngoái có 2 du khách người Trung Quốc khi đứng trước tòa Nhà quốc hội Đức chụp ảnh kiểu chào Quốc xã đã bị cảnh sát bắt giữ theo điều luật này. Sau đó tòa án đã xử phạt mỗi người phải nộp 500 euro, sau đó được phép bảo lãnh ra ngoài.
Xung đột bộc lộ mâu thuẫn nội bộ
Các nhà quan sát cho rằng, vụ việc xung đột này chính là sự thu nhỏ mâu thuẫn trong nội bộ nước Đức. Theo Reuters, năm 2015, vào lúc cuộc chiến ở Syria đang diễn ra ác liệt, bà Thủ tướng Merkel đã quyết định mở cửa cho các nạn dân nước này tìm đường tỵ nạn. Chỉ trong 1 năm đã có hơn 2 triệu người tỵ nạn đổ vào nước Đức. trong đó nhiều nhất là các tín đồ Hồi giáo chạy trốn các cuộc xung đột ở Trung Đông. Sự kiện đâm người và hoạt động phản kháng lần này đã bộc lộ sự bất đồng nghiêm trọng của xã hội Đức trong vấn đề này.
Ông Michael Kretschmer, Thống đốc bang Sachsen tuyên bố sẽ kiên quyết xử lý mạnh tay những phần tử cực đoan
|
CNN cho rằng, quyết định của bà Merkel đã thúc đẩy sự phát triển của đảng cực hữu “Đảng Lựa chọn Đức” (AFD) và cổ vũ cho chủ nghĩa phát-xit mới cùng các đoàn thể chống người nhập cư. Được biết, hôm 26/8, chi nhánh Đảng AFD địa phương đã kêu gọi những người ủng hộ tiến hành diễu hành tự phát để tưởng niệm người đàn ông bị đâm chết và đưa lên mạng xã hội bức ảnh chụp mặt đường đầy vết máu. Ngay sau đó đã có 800 người xuống phố biểu hình, yêu cầu người nước ngoài rời khỏi thành phố Chemnitz. Các nghị sỹ của AFD cũng lập tức kêu gọi có hành động và cao rao: “chặn đứng những di dân tay cầm dao là nghĩa vụ của cồng dân”.
Reuters cho biết, bang Sachsen lâu nay vẫn là địa bàn của những người ủng hộ các đảng cực hữu. Sau khi 1 tổ chức phat-xit mới vị cấm cách đây 4 năm, nhiều phần tử cánh Hữu ở Chemnitz đã tham gia vào một đảng chính trị mang tên “Third Way” (Con đường thứ ba). Đảng này tuy quy mô nhỏ nhưng đang lớn mạnh rất nhanh, gây nên sự chú ý của các cơ quan an ninh.