Động cơ nào tạo ra những kẻ sát nhân hàng loạt?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Bên trong cái đầu của những kẻ sát nhân hàng loạt – sau nỗ lực giết người lần đầu tiên, sẽ có lần thứ hai, thứ ba… và nhiều lần khác nữa – vậy động cơ nào thúc đẩy chúng gây án?
Có nhiều nguyên nhân đằng sau tội phạm giết người hàng loạt
Có nhiều nguyên nhân đằng sau tội phạm giết người hàng loạt

Những kẻ giết người hàng loạt có thể là những ai?

Trong nhiều năm qua, thế giới từng xuất hiện vô số những tên khát máu điên loạn. Chúng là những kẻ đã dính máu tươi của hai, ba mạng người hoặc nhiều hơn thế. Mỗi tên sát nhân hàng loạt thường có những đối tượng nhất định và những thủ pháp ra tay đặc trưng của riêng chúng.

Người ta tin rằng, những kẻ giết người hàng loạt là nam giới giỏi hơn phụ nữ vì họ có thể trạng và trí tuệ tốt hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu của những nhà khoa học lại chứng minh điều ngược lại, những nữ sát nhân có thể xử lý các loại chấn thương khác nhau và khả năng xóa dấu vết khỏi hiện trường tốt hơn nam giới. Chúng không trung thành với một xu hướng ra tay nhất định, chúng luôn thay đổi và mang theo “chiến lợi phẩm”. Vì vậy, cảnh sát rất khó để bắt được những người này.

Vào đầu thế kỷ thứ nhất, sau công nguyên, kẻ sát nhân hàng loạt đầu tiên được tìm thấy là một người phụ nữ tên Locusta ở Galt. Cô ta đã đầu độc nhiều người, một trong số đó có Hoàng đế La Mã, Claudius. Sau khi lọt lưới, cô ta đã lập tức bị Galba xử tử. Song, tên giết người đầu tiên được đưa lên báo là Dr. H.H. Holmes. Hắn ta có những cách thức tra tấn riêng biệt đối với các nạn nhân của mình. Sau khi giết một người, hắn ta sẽ chiếm luôn tiền bảo hiểm nhân thọ của họ và bán cơ thể của họ cho các trường y tế. Trước khi bị phán quyết vào năm 1896, hắn đã kịp hạ sát hơn 200 người.

Dr. H.H. Holmes

Dr. H.H. Holmes

Động cơ khiến một người trở thành kẻ giết người hàng loạt?

Theo J. Oliver Conroy, đến từ tạp chí The Guardian, “Nhiều kẻ giết người hàng loạt là những người sống sót sau chấn thương thời thơ ấu như lạm dụng thể chất hoặc tình dục, rối loạn chức năng gia đình, xa cách về tình cảm hoặc không có cha mẹ. Chấn thương là chủ đề lặp đi lặp lại duy nhất trong tiểu sử của hầu hết những kẻ giết người.” Như vậy, có thể thấy mọi người hầu như cho rằng, những kẻ giết người điên loạn được hình thành qua quá trình sống, chứ không phải bẩm sinh.

Não người là một bộ phận đặc biệt, chúng tạo ra cảm giác, cảm xúc của con người nhưng không thể xử lý các vết thương. Một người bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý sẽ có xu hướng trở nên bạo lực đối với những người khác, thậm chí là ngay cả với bản thân mình.

Mặt khác, theo FBI, cũng có một số loại động cơ khác hình thành tên sát nhân hàng loạt:

Sự tức giận: Những kẻ giết người điên loạn thường có biểu hiện chống đối xã hội, thể hiện sự giận dữ hoặc thù địch với những người mà hắn cho là đáng phải chết.

Lợi nhuận: Đây là những kẻ được hưởng lợi sau mỗi vụ phạm tội. Một kẻ nổi tiếng, đại diện cho trường phái này chính là góa phụ đen.

Hệ tư tưởng: Những tên sát nhân này thuộc các nhóm khủng bố, được định hướng về mỗi vụ giết người.

Sự phấn khích: Một bên là giết người để có được quyền lực và sự kiểm soát đối với nạn nhân, chúng giết người vì niềm vui; một bên là giết người để thỏa mãn thú vui tình dục, chúng giết người vì ham muốn.

Rối loạn tâm thần: Đây là kiểu tương tự như nghiên cứu của J. Oliver Conroy hoặc những kẻ bị ảo giác thị giác và hoang tưởng cực mạnh. Chúng chọn ngẫu nhiên các nạn nhân theo “một giọng nói thúc đẩy trong đầu”.

Ngoài ra thì cũng có nhiều kiểu tội phạm với những động cơ gây án khác hoặc đơn giản là chúng chỉ đang “săn mồi”, giết người không lý do.