Diễn tập Trident Juncture 2018: NATO thực chiến mô phỏng, chống lại kẻ thủ “Nga”?

VietTimes -- Ngày 26.10.2018, cuộc diễn tập Trident Juncture 2018 bắt đầu, tham gia cuộc tập trận quy mô lớn này là tất cả các quốc gia NATO, Thụy Điển và Phần Lan. Trident Juncture 2018  ở Na Uy được chuẩn bị nghiêm túc và kỹ lưỡng, tương tự như một cuộc chiến tranh thực sự thu nhỏ.
Lực lượng không quân NATO ở Na Uy bắt đầu xuất kích tham gia diến tập. Ảnh: truyền thông cuộc diễn tập Trident Juncture.
Lực lượng không quân NATO ở Na Uy bắt đầu xuất kích tham gia diến tập. Ảnh: truyền thông cuộc diễn tập Trident Juncture.

Tổng quân số 50 nghìn người, 10.000 vũ khí trang thiết bị, khoảng 150 máy bay chiến đấu các loại và hơn 70 tàu chiến (trong đó có tàu sân bay "Harry Truman" và tàu sân bay đổ bộ trực thăng "Dismmyd" lớp "Mistral").

"Cuộc diễn tập không nhằm chống Nga"

Cuộc diễn tập này là sự tiếp nối logic của hàng loạt các cuộc diễn tập quy mô lớn của NATO năm 2018. Trong "cuộc tập trận" này, khối quân sự Bắc Đại Tây Dương đặt ưu tiên hàng đầu là sứ mệnh triển khai những lực lượng tấn công trên vùng biên giới phía tây Nga, tiến hành hoạt động chiến đấu tiến công trên các khu vực chiến trường khác nhau.

Đây không phải chỉ là cuộc diễn tập thường niên, được lên kế hoạch trước từ nhiều năm theo tuyên bố, Trident Juncture 2018 là hệ quả của cuộc diễn tập "Clear Sky - 2018" gần đây được tiến hành trên lãnh thổ của Ukraine, kết thúc bằng thảm kịch (tai nạn chiếc Su-27 trên vùng Vinnitsa, Ukraine).

Trong cuộc diễn tập trên lãnh thổ Ukraine, lực lượng bộ binh các nước NATO không tham gia do không cần thiết, kế hoạch chiến đấu của NATO đặt ra theo hướng lực lượng vũ trang Ukraine tấn công bộ binh dưới hỏa lực yểm trợ của không quân đồng minh NATO, hướng tới mục tiêu Donbass.

Kịch bản diễn tập như sau, một trong các nước thuộc liên minh quân sự NATO bị tấn công xâm lược. Các quốc gia NATO theo kế hoạch huy động binh lực, dưới hỏa lực yểm trợ của không quân và hạm đội, điều động các đơn vị cơ động phản ứng nhanh và cơ giới hóa cao, triển khai ở lãnh thổ quốc gia này và ngày “D” tham gia vào cuộc chiến và đánh bại kẻ thù.

Lực lượng xâm lược nào “tấn công” Na Uy, phát ngôn viên của Trident Juncture 2018 không đề cập đến, nhưng trên chiến trường châu Âu, rất dễ hiểu rằng các lực lượng vũ trang Nga được coi là đối tượng tác chiến chính và là kẻ thù số 1, hơn cả khủng bố.

Kế hoạch chiến đấu tấn công (triển khai binh lực cho cuộc diễn tập)

Cuộc diễn tập Trident Juncture 2018 là cuộc diễn tập độc đáo đặc biệt từ trước tới nay. Đây là cuộc diễn tập quy mô lớn nhất ở Na Uy, có sự tham gia của quân đội tất cả các quốc gia trong suốt chiều dài lịch sử NATO. Chưa bao giờ trên lãnh thổ nhỏ bé của đất nước này có một số lượng lớn các lực lượng vũ trang tham gia vào diễn tập.

Cuộc diễn tập này về quy mô và kế hoạch tác chiến tương tự với “Kế hoạch R4” của Anh (đánh chiếm Na Uy nhằm ngăn chặn cuộc tiến công xâm lược, chiếm đóng lãnh thổ quốc gia của Đức) và Chiến dịch Weserübung (“Cuộc diễn tập Weser”, kế hoạch quân đội Đức đánh chiếm Na Uy) ”

Theo những sự kiện lịch sử. Hai chiến dịch này đều diễn ra vào tháng 04.1940 bắt đầu gần như đồng thời và dẫn đến cuộc chiến dữ dội giữa các hạm đội Anh và Đức cùng một số những cuộc tấn công riêng biệt đánh chiếm các cảng Na Uy.

Bản chất của cuộc diễn tập này cho thấy, NATO đang thực hiện cùng một kịch bản, với lực lượng trang thiết bị, hậu cần kỹ thuật, hệ thống tổ chức chỉ huy và điều hành tác chiến của một cuộc chiến tranh hiện đại.

Theo phương án được thống nhất trong bộ Tổng Tham mưu NATO. Cuộc diễn tập được chia làm ba giai đoạn, giai đoạn đầu tiên là cơ động điều chuyển binh lực và triển khai sẵn sàng chiến đấu đã kết thúc.

Lần đầu tiên trên chiến trường khu vực Bắc Đại Tây Dương, NATO sử dụng khái niệm chiến thuật mới, triển khai theo đội hình 30/30/30. Đó là, ba mươi cụm binh lực chiến thuật cấp tiểu đoàn, 30 phi đội không quân và 30 tàu chiến được triển khai trong khoảng ba mươi ngày trên khu vực có thể diễn ra cuộc xung đột vũ trang tiềm năng.

Tổng quân số tham gia diễn tập có 50 binh sĩ. Quân đội Mỹ - 18.500 người, quân đội Đức - 8.500 người, Na Uy - 6.800 người, Pháp - 3.000 người, Anh - 2.700 người. Khoảng 2.000 binh sĩ của Ý và Thụy Điển. Các quốc gia còn lại gửi đến Na Uy từ vài trăm đến vài chục người (chủ yếu là thủy thủ đoàn các chiến hạm). Tất cả các nước NATO đều tham gia cuộc diễn tập với nhiều mức độ binh lực khác nhau.

Giai đoạn đầu của cuộc diễn tập bắt đầu vào tháng 08.2018, các đơn vị hậu cần kỹ thuật từ những quốc gia khác của Liên minh đổ bộ lên các cảng Na Uy. Đến cuối tháng 09, lực lượng chủ lực của cuộc diễn tập được triển khai trong 50 doanh trại dã chiến địa phương.

Cuộc diễn tập giai đoạn chính diễn ra từ ngày 26.10 đến ngày 07.11.2018. Giai đoạn huấn luyện chiến đấu thực binh bắt đầu với cuộc tiến công của lực lượng "phía Bắc" từ tiểu bang "Murinus" (Spider) vào lãnh thổ Na Uy, chính phủ quốc gia này sẽ yêu cầu các quốc gia liên minh hỗ trợ, theo điều khoản số 5 của điều lệ NATO.

Lực lượng đóng vai kẻ xâm lược (phía Bắc) bao gồm các đơn vị cơ động nhanh của Mỹ, Na Uy, Thụy Điển, cùng ba lữ đoàn, lữ đoàn Na Uy "Nord", lữ đoàn cơ giới Canada, lữ đoàn cơ giới của Thụy Điển (một đại đội của Phần Lan nằm trong biên chế của lữ đoàn Thụy Điển này). Lực lượng không quân Mỹ (USAF), Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan sẽ yểm trợ hỏa lực trên không. Lực lượng tấn công hải quân bao gồm các chiến hạm và lính thủy đánh bộ của Mỹ và Anh, chiến hạm của Hải quân Canada, Đan Mạch, Na Uy và Ba Lan.

Trong những ngày diễn tập đầu tiên, các lực lượng đối kháng "phía Nam", phối kết hợp với các đơn vị lữ đoàn phản ứng nhanh Đức-Hà Lan, thực hành các trận chiến phòng thủ. Trong thời gian này, họ phải xác định ý đồ chiến thuật chính của các lực lượng tấn công xâm lược "phía Bắc", triển khai lực lượng chủ lực (các lữ đoàn cơ giới Đức, Ý và Anh) thực hiện chiến dịch phản công (bắt đầu từ ngày 04 đến ngày 07.11.2018).

Lực lượng Lính thủy Đánh bộ Pháp (biên chế trên tàu sân bay trực thăng Dismmyd) cũng "chiến đấu" trong đội hình của "phía Nam" trong cuộc chiến giả định này. Máy bay và chiến hạm của Bỉ, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Latvia, Lithuania, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ và Vương quốc Anh thực hiện nhiệm vụ chiến đấu yểm trợ trên không và trên biển của “phía Nam”.

Về cơ bản, lực lượng tác chiến của 2 bên trong cuộc diễn tập gần như tương đương về quân số và vũ khí trang bị. Cơ hội giành chiến thắng cuối cùng của các bên cũng tương đương. Các bên đểu phải thể hiện hết khả năng trong chiến đấu tấn công và phòng thủ chống lại một “kẻ thù” bình đẳng và “công nghệ cao”.

Giai đoạn thứ ba của cuộc diễn tập sẽ diễn ra vào nửa cuối tháng 11 và là cuộc chiến không gian mô phỏng công nghệ cao của các chỉ huy và sĩ quan tham mưu tác chiến trên hệ thống bản đồ số 3D.

Cuộc chiến tranh mô phỏng nhỏ ở Na Uy, được tuyên bố rõ ràng rằng ("không chống lại Nga") bắt đầu vào sáng ngày 26.10.2018. Bộ tổng tư lệnh NATO chính thức mời các quan sát viên Nga và Bộ Quốc phòng Nga đã cử thành viên tham dự cuộc diễn tập.

Các lực lượng không quân, hải quân và bộ binh NATO tham gia cuộc diễn tập.
 Các lực lượng không quân, hải quân và bộ binh NATO tham gia cuộc diễn tập.
Video quảng bá cuộc diễn tập Trident Juncture 2018 của khối NATO.