Cụ thể, Sau khi thụ lý hồ sơ yêu cầu bồi thường, người giải quyết bồi thường xác định một khoản tiền cho các thiệt hại có thể tính được ngay thì có trách nhiệm đề xuất thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường tạm ứng kinh phí Nhà nước để chi trả một phần khoản tiền đó cho người yêu cầu bồi thường.
Đánh giá về điểm bổ xung thêm này, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc cho biết, việc tạm ứng tiền bồi thường là vấn đề mà Chính phủ vô cùng đau đầu bởi có rất nhiều vụ việc bức xúc. Người ta muốn tạm ứng vì quá khổ rồi nhưng hiện nay không có quy định nào để cho tạm ứng.
Vì vậy, theo ông Ngọc, việc Đề xuất bổ sung quy định về tạm ứng kinh phí bồi thường là để “cứu hỏa” chứ cứ kéo dài thủ tục thì người ta không thể nào chấp nhận được.
Trong khi đó, Phó Viện trưởng VKSND Tối cao Lê Hữu cho biết, việc bổ sung quy định về tạm ứng kinh phí bồi thường là rất khó, thương dân thì tốt thôi nhưng phải kín kẽ, không phải thích thế nào cũng được. Vì biết biết cở nào để cho tạm ứng cho vừa.
Cũng liên quan đến vấn đề bồi thường cho người bị thiệt hại, vừa qua có việc ông Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận) xin tạm ứng 1 tỉ đồng nhưng không được giải quyết do luật hiện hành chưa có quy định về vấn đề này. Vì vậy, cơ quan chức năng không thể giải quyết cho người bị thiệt hại ngay được.