|
Đâu là lý do khiến Mỹ dự định cho tiêm kích F-22 "nghỉ hưu" sớm? (Ảnh: Military Watch Magzine) |
Không quân Mỹ đang lên kế hoạch cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-22 Raptor nghỉ hưu từ năm 2023. Kế hoạch này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ cả Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Hạ viện lẫn Thượng viện. Dự luật Ủy quyền Quốc phòng năm 2023 được công bố vào ngày 20 tháng 6 nêu rõ rằng "yêu cầu Bộ trưởng Không quân duy trì một số lượng tối thiểu máy bay F-22 với khả năng sử dụng nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không để đáp ứng các cuộc huấn luyện, thử nghiệm của Bộ Quốc phòng, và các yêu cầu về trạng thái ổn định trong hoạt động và các yêu cầu dự phòng chính để hỗ trợ cho việc lập kế hoạch và hoạt động của các chỉ huy tác chiến địa lý". F-22 là mẫu máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không duy nhất của phương Tây có tuổi đời chưa đầy nửa thế kỷ, với những người tiền nhiệm là F-14 và F-15 lần đầu tiên bay vào năm 1970 và 1972, cũng như nó là một trong ba mẫu máy bay thế hệ thứ 5 được Không quân Mỹ trang bị ở cấp độ phi đội.
|
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, F-22 (Ảnh: Military Watch Magazine) |
Tham mưu trưởng Không quân Mỹ Charles Brown Jr tuyên bố vào ngày 12 tháng 5 năm 2021, rằng phi đội tương lai sẽ được xây dựng xung quanh tiêm kích F-16 giá rẻ, F-15EX mới (một biến thể hiện đại hóa của F-15 Eagle thời chiến), F-35 tàng hình và máy bay chiếm ưu thế trên không thế hệ tiếp theo. Trợ lý Bộ trưởng Ngân sách, Thiếu tướng James Peccia sau đó đã nhấn mạnh vào tháng 3 năm 2022 rằng chi phí bảo trì cực lớn của F-22, cũng như chi phí nâng cấp khung máy bay rất cao là lý do chính khiến F-22 có nguy cơ bị cho nghỉ hưu sớm vào năm 2023. Dự kiến 18% phi đội F-22 sẽ được cho nghỉ hưu vào năm 2022, những chiếc còn lại sẽ bị loại bỏ hoàn toàn vào đầu hoặc giữa năm 2030. Những chiếc F-22 đã được cho nghỉ hưu trong khi Không quân Mỹ tăng kinh phí để mua những chiếc F-15 mới, điều này được coi là dấu hiệu cho thấy chương trình F-22 đã thất bại trong việc phát triển người kế nhiệm.
|
Tiêm kích F-22 và F-15C trong Chiến đấu mô phỏng (Ảnh: Military Watch Magazine) |
Lệnh chấm dứt sản xuất được đưa ra chưa đầy 4 năm sau khi F-22 đi vào hoạt động. Vấn đề chính của F-22 không phải là chi phí mua lại, mà là chi phí vận hành và nhu cầu bảo trì cao, tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu rất thấp và những khó khăn trong việc nâng cấp. Một vấn đề nữa là các hệ thống hàng không điện tử được trang bị trên F-22 đã lỗi thời so với thời điểm hiện tại, đặc biệt là khi so sánh với F-35 và J-20, những mẫu máy bay có các hệ thống liên kết dữ liệu hiện đại và hệ thống khẩu độ phân tán. Ngay cả những mẫu máy bay thế hệ thứ tư hiện đại như F-15EX cũng có hệ thống hàng không điện từ tốt hơn nhiều so với F-22. Tầm hoạt động của F-22 cũng rất ngắn, thấp hơn nhiều so với F-15 và thấp hơn gần 50% so với các mẫu máy bay chiến đấu hạng nặng của nước ngoài. Đây là điều khiến khả năng hoạt động ở Thái Bình Dương của F-22 trở thành đề tài gây tranh cãi.
Vẫn chưa rõ những động thái phản đối từ Đồi Capitol liệu có làm thay đổi việc F-22 sẽ được cho nghỉ hưu sớm hay không, nhưng cần phải nhìn nhận thực tế rằng F-22 hay thậm chí là F-15 đã quá lỗi thời so với các đối thủ cạnh tranh. Các quan chức đã cảnh báo rằng không chỉ Trung Quốc có thể trang bị máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không thế hệ thứ sáu trước Mỹ, mà máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không thế hệ thứ năm J-20 của họ đã nhanh chóng được cải tiến và quy mô sản xuất của nó tăng lên đáng kể kể từ khi những chiếc đầu tiên được chuyển giao cho Lực lượng Không quân Trung Quốc vào năm 2016.
Theo Military Watch Magazine