"Các kỹ sư hàng không đang làm việc với mô hình khái niệm nguyên mẫu máy bay. Tất nhiên, đây là chương trình phát triển máy bay của tương lai. Tất cả các loại tàu sân bay cần phải có một chủng loại máy bay hoàn toàn mới. Đối với các tàu sân bay (tàu sân bay đổ bộ trực thăng) cần phải sử dụng các công nghệ khác nhau, cho phép máy bay xuất kích trên đường băng ngắn, cất cánh và hạ cánh thẳng đứng. Trên phương diện lý thuyết, sứ mệnh này được nghiên cứu đề xuất trong Bộ Quốc phòng từ năm 2017", phó thủ tướng Nga nói. Theo ông, thời gian chế tạo một máy bay mới được xác định bằng thời gian hoàn thành chu trình công nghệ.
Nga đã có kinh nghiệm thiết kế các máy bay phản lực cất hạ cánh thẳng đứng, các kỹ sư quốc phòng Liên Xô sản xuất máy bay tiêm kích cất hạ cánh thẳng đứng Yak-38, được đưa vào biên chế năm 1977. Những chiếc máy bay này được biên chế cho các tàu tuần dương sân bay dự án 1143 "Kiev", "Minsk", "Novorossiysk" và "Baku" và xuất khẩu ra nước ngoài. Bộ quốc phòng Liên Xô dự kiến thay thế Yak-38 bằng tiêm kích phản lực hạ cánh thẳng đứng Yak-141. Năm 2004 chương trình bị đóng băng do thiếu kinh phí và rơi vào quên lãng.
Theo phó thủ tướng Borisov, máy bay sẽ có những tính năng chiến đấu vượt trội như Su-57 do được kế thừa những thành quả khoa học công nghệ trong quá trình phát triển máy bay tàng hình thế hệ 5 và MiG-35. Từ tháng 11.2017, ông Borisov đã thông báo MiG-29 và Su-33, sau 10 năm nữa sẽ lão hóa và yêu cầu phải có một thế hệ máy bay chiến đấu mới.
Kinh nghiệm của chiến trường Syria cho thấy, trong tương lai, lực lượng không quân Hải quân Nga sẽ phải thực hiện nhiều chiến dịch viễn chinh vãn hồi hòa bình và tiêu diệt khủng bố hơn nữa. Việc sử dụng các máy bay chiến đấu thông thường, bao gồm cả Su-57 trên một căn cứ tương tự như Khmeimim sẽ là một nỗ lực không nhỏ với quân đội Nga và thực sự không thể đoán được điều gì sẽ xảy ra. Máy bay chiến đấu trên tàu sân bay hoặc tàu đổ bộ sân bay trực thăng vẫn đảm bảo an toàn cho các đơn vị không quân khi tác chiến. Hơn thế nữa, thời gian để can thiệp vào một cuộc xung đột hoặc tiêu diệt lực lượng khủng bố sẽ giảm đi rất nhiều khi sử dụng các tàu sân bay hoặc tàu đổ bộ trực thăng sân bay.
Theo chuyên gia quân sự, thuyền trưởng hạng 1 Konstantin Sivkov, máy bay cất cánh thẳng đứng hoặc trên đường băng ngắn rất quan trọng không chỉ cho Hải quân, mà cả cho không quân Nga. Hơn thế nữa, có rất nhiều quốc gia khác nhau cần phải có máy bay cất cánh đường băng ngắn hoặc cất hạ cánh thẳng đừng, có thể hạ cánh và xuất kích trên các đảo nhỏ ngoài biển khơi. Đây là một nhu cầu khổng lồ mà Nga phải tính đấn
RIA. Novosti, dẫn nguồn từ chuyên gia Sivkov cho biết, vấn đề lớn nhất của không quân hiện đại là các máy bay phản lực cần đường băng dài, chất lượng cao. Những sân bay quân sự công nghệ cao không nhiều, lại dễ dàng bị phá hủy bởi các loại vũ khí trong đợt tập kích hỏa lực đầu tiên. Máy bay cất hạ cánh thẳng đứng trong điều kiện chiến tranh, xung đột có thể được cất giấu bất cứ chỗ nào, bao gồm cả trong rừng và cất cánh trên khoảng trống cho phép. Hệ thống khai thác sử dụng máy bay tiêm kích này có tính ổn định rất cao và rất khó để phá hủy
Sivkov cũng cho rằng, đã đến thời điểm phát triển các máy bay chiến đấu bay biển, cất hạ cánh thẳng đứng mà không cần phải đợi có tàu sân bay, các máy bay tiêm kích có thể đóng quân ở bất cứ nơi nào cần thiết, không chỉ trên tàu sân bay. Ví dụ, bất cứ một tầu chở dầu hạng nặng, khi tháo bỏ lan can và đặt sàn boong tàu, đều có thể trở thành tàu sân bay của loại máy bay này. Ngoài ra, máy bay có thể đậu trên các khu trục hạm, có sàn đỗ máy bay trực thăng.
Convertoplan và "máy bay cất cánh đường băng ngắn"
Các kỹ sư hàng không Nga cũng đang phát triển những dự án chế tạo máy bay cất cánh thẳng đứng. Đầu tháng 08.2018, hiệu trưởng trường Đại học Kỹ thuật Nghiên cứu Quốc gia Kazan (KNITU) Albert Gilmutdinov tuyên bố thử nghiệm thành công một nguyên mẫu convertoplan không người lái, thiết kế dành cho Bộ Quốc phòng.
Convertoplan (máy bay động cơ cánh quạt xoay) là một phương tiện bay, kết hợp cất cánh và hạ cánh thẳng đứng với quá trình bay động cơ đẩy mặt phẳng nga, cho tốc độ tương đương với máy bay cánh quạt thông thường. Các chuyên gia của trường KNITU phát triển thành công nguyên mẫu một UAV mới, phần mềm điều khiển và và bắt đầu thử nghiệm bay.
Hiệu trưởng trường KNITU Gilmutdinov phát biểu: “Convertplan, cất cánh như một UAV trực thăng và bay như một máy bay cánh quạt thông thường đang được thử nghiệm, máy bay không người lái hoạt động rất ổn định, theo đúng yêu cầu của Bộ Quốc phòng.”
Tầm bay của UAV convertoplan tạm thời là 100 km bay, tốc độ bay khoảng 100-140 km/giờ. Đây thực sự là một UAV với sự kết hợp hoàn hảo giữa trực thăng và máy bay thông thường. Theo các chuyên gia, vấn đề quan trọng đầu tiên của convertoplan là xác định quy trình công nghệ, các vấn đề khác như tầm bay, tốc độ, có người lái hay không có người lái sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
Trọng lượng cất cánh của Convertoplan không người lái là 6,7 kg, trọng tải ban đầu chỉ khoảng một kilôgam (ví dụ như thiết bị quay video và máy ảnh, bộ khí tài quan sát quang ảnh nhiệt và các thiết bị tương đương). Khởi điểm ban đầu, thiết bị có thể được sử dụng trong các ngành công nghiệp năng lượng và truyền thông, ngành đường bộ và nông nghiệp, dầu khí. Một trong những ưu điểm của convertoplan là không cần thiết bị phóng và đường băng, cơ chế lắp ráp kiểu mô-đun, công tác bảo trì có giá thành rẻ, công nghệ chế tạo được định hướng sản xuất hàng loạt, thực hiện nhiệm vụ ở chế độ tự động hóa cao.
Cuối tháng 5, Quỹ Nghiên cứu các dự án tiên tiến (FPI) thông báo, hiện đang hợp tác cùng với công ty PromServis từ Istra thiết kế sơ bộ một máy bay không người lái có khả năng cất cánh và hạ cánh với đường băng cực ngắn.
"Chiếc máy bay địa hình “SUV bay" có thể cất cánh và hạ cánh trên một mặt phẳng dài 50 mét với độ cao chướng ngại vật ở ngoại biên lên tới 15 mét.
Theo FPI, phạm vi bay của UAV là 1.000 km, vận tốc 250 km/giờ, tốc độ tối đa là 315 km/giờ, trọng tải hữu ích là 500 kg. Máy bay có thể được điều khiển bởi phi công UAV và hoàn toàn ở chế độ tự động, phi công UAV không yêu cầu phải có kỹ năng điều khiển các máy bay không người lái và được tập luyện kỹ càng.
FPI cho biết, giai đoạn thiết kế nguyên mẫu thử nghiệm đã hoàn thành, hiện các kỹ sư hàng không đang tính toán để có thể thiết kế các phiên bản với kích thước lớn hơn. Dự kiến máy bay mẫu sẽ cất cánh lần đầu tiên vào năm 2022, hiện đang thử nghiệm các thông số bay trong phòng.