Mỹ vung 13 tỷ USD chế “hạm đội UAV” đối phó Trung Quốc

VietTimes -- UAV nạp nhiên liệu cho máy bay phản lực, các máy bay không người lái sẽ mở rộng phạm vi chiến đấu của không quân trên tàu sân bay, hoạt động trên vùng nước rộng lớn phía Tây Thái Bình Dương. Các máy bay này có thể thâm nhập đến những vùng mà tàu sân bay không thể tiếp cận được.
Máy bay không người lái tiếp dầu trên không của Hải quân Mỹ Stingray MQ-25. Ảnh Breaking Defence
Máy bay không người lái tiếp dầu trên không của Hải quân Mỹ Stingray MQ-25. Ảnh Breaking Defence

Lợi thế này có thể cho phép Hải quân tấn công sâu hơn vào hệ thống phòng thủ của Trung Quốc, khi các tàu sân bay vẫn nằm ngoài tầm bắn của tên lửa đạn đạo chống tàu.

Ngày 28.08.2018, theo tuyên bố của Lầu Năm Góc, hãng Boeing giành được hợp đồng trị giá 805 triệu USD chế tạo 4 nguyên mẫu máy bay tiếp dầu không người lái cho không quân Hải quân, UAV mang tên Stingray MQ-25.

Chương trình Stingray dự kiến phát triển thành một hạm đội không quân UAV có trị giá khoảng 13 tỷ USD. Các UAV sẽ thực hiện việc nạp nhiên liệu cho máy bay phản lực chiến đấu và các phương tiện bay khác của tàu sân bay. Bằng cách này, cụm tàu sân bay tấn công hải quân có khả năng mở rộng phạm vi hoạt động của các máy bay chiến đấu trên những vùng nước rộng lớn phía tây Thái Bình Dương.

Sử dụng công nghệ tiếp dầu UAV, Hải quân hy vọng trong trường hợp xung đột, có thể tấn công sâu hơn vào hệ thống phòng thủ biển của Trung Quốc - Lầu Năm Góc đặt tên là hệ thống chống xâm nhập / từ chối truy cập (A2 / AD). Nhưng các tàu sân bay vẫn nằm ngoài phạm vi tấn công của hầu hết các tên lửa đạn đạo chống tàu Trung Quốc.

Hệ thống phòng thủ biến 2D/AD của Trung Quốc. Ảnh BreakingDefence
 Hệ thống phòng thủ biến 2D/AD của Trung Quốc. Ảnh BreakingDefence

Chiến thắng của Boeing khởi động một chương trình phát triển dự kiến sẽ lên đến đỉnh điểm trong năm 2024 về khả năng sử dụng các UAV vào những nhiệm vụ trinh sát, hậu cần, kỹ thuật chiến đấu.

Tham mưu trưởng Tác chiến lực lượng Hải quân Mỹ, đô đốc John Richardson cho biết. "Đây là một ngày lịch sử. Chúng tôi sẽ nhớ đến ngày này, sự kiện này đại diện cho một thay đổi quan trong trong nhận thức khi chúng tôi xác định các yêu cầu phục vụ mục đích chiến đấu khi làm việc với ngành công nghiệp quốc phòng, tích hợp máy bay không người lái và những máy bay có người lái, tăng cường sức mạnh của lực lượng không quân hải quân".

Hợp đồng trên cũng là tín hiệu đầu tiên cho sự xuất hiện không đoàn máy bay không người lái Hải quân sau một chặng đường dài gập ghềnh, trắc trở. Năm 2016, Hải quân bác bỏ kế hoạch sản xuất máy bay không người lái do thám và tấn công cất cánh từ tàu sân bay (Unmanned Carrier-Launched Surveillance and Strike) UCLASS, sau khi nhà sản xuất và Lầu Năm Góc không thể đáp ứng được những tính năng kỹ chiến thuật đầy đủ theo yêu cầu của hải quân tàu sân bay .

Năm 2006, Hải quân bắt đầu đề xuất kế hoạch chế tạo một phương tiện bay tấn công tàng hình, có thể đột nhập sâu vào tuyến phòng thủ của đối phương hơn F / A-18 Super Hornets, EA-18G Growlers và F-35C Joint Strike Fighters, chọc thủng hệ thống phòng không đối phương để tấn công mục tiêu sâu trong hậu phương chiến trường của đối phương (ám chỉ Trung Quốc).

Chính trong thời gian này, thứ trưởng Quốc phòng Bob Work phát động một chiến dịch tìm hiểu sâu và rộng danh mục máy bay không người lái của Lầu Năm Góc, Hải quân quyết định chương trình máy bay không người lái chỉ giới hạn trong nhiệm vụ tiếp dầu trên không, cung cấp hậu cần kỹ thuật cho máy bay chiến đấu có người lái.

Từ sự sụp đổ của chương trình đó đã xuất hiện dự án MQ-25. Ngày 30.08.2018 Boeing đánh bại Lockheed Martin và General Atomics, giành được hợp đồng sau khi Northrop Grumman rút khỏi cuộc đấu thầu năm 2017.

Hãng Boeing chế tạo nguyên mẫu thử nghiệm đầy đủ theo yêu cầu thiết kế UAV MQ-25, và sau đó thử nghiệm cất cánh trên boong tàu sân bay. General Atomics quyết định không chế tạo mẫu theo yêu cầu của Hải quân, chỉ sử dụng một phiên bản UAV Avenger cho một số chuyến bay thử nghiệm.

Lockheed đưa ra đề xuất thiết kế cánh bay, tương tự như X-47B thuộc tập đoàn Northrop Grumman. Nhưng Hải quân chọn thiết kế cánh thân truyền thống của Boeing tương tự như B-2.

Nguồn: https://breakingdefense.com/2018/08/navy-enters-drone-age-taps-boeing-for-mq-25/