Đài Loan có thể sẽ phát triển mô hình ngôn ngữ lớn độc lập cho ChatGPT

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Theo nhà sáng lập một tổ chức nghiên cứu công nghệ tư nhân, Đài Loan (Trung Quốc) không cần tạo ra mô hình AI nào đó tương tự như ChatGPT do công ty Mỹ OpenAI phát triển mà là AI tổng quan, phục vụ nhu cầu của người dân.
Anh đồ họa minh họa. Pixabay/Focus Taiwan
Anh đồ họa minh họa. Pixabay/Focus Taiwan

Nhà sáng lập Phòng thí nghiệm AI Đài Loan Ethan Tu trong cuộc phỏng vấn gần đây với Kênh tin tức Châu Á (CAN) cho biết, Đài Loan có khả năng phát triển và đào tạo Mô hình ngôn ngữ lớn (LLM), nhưng cần phải có một "điều phối viên", tổ chức tập hợp các cơ sở dữ liệu ngôn ngữ địa phương và kết hợp lại để đào tạo mô hình chatbot AI tương tự ChatGPT.

LLM là một mô hình ngôn ngữ lớn bao gồm một mạng thần kinh với rất nhiều tham số, được đào tạo trên số lượng rất lớn văn bản không được gắn nhãn, sử dụng phương pháp học tự giám sát.

Ông Tu cho biết, ứng dụng các mô hình nhận dạng giọng nói do AI cung cấp từ nước ngoài không hiệu quả ở Đài Loan khi được sử dụng để nhận dạng các cụm từ, thường trộn lẫn cả tiếng Trung, tiếng Anh và tiếng Hoklo. Chính vì vậy, Phòng thí nghiệm AI của Đài Loan đã chọn phương án phát triển mô hình "Yating" trên cơ sở sức mạnh tính toán do AI cung cấp để đáp ứng hiệu quả hơn nhu cầu trong nước.

“Nếu Đài Loan tạo ra một mô hình AI nào đó như ChatGPT, đó sẽ là sản phẩm vô nghĩa,” ông Tu nói, chỉ ra rằng Đài Loan không nên quá phụ thuộc vào OpenAI cho những dịch vụ AI.

Khi ChatGPT được thương mại hóa, nếu Đài Loan quá phụ thuộc vào OpenAI cho các dịch vụ ứng dụng AI, các tổ chức và doanh nghiệp sẽ không có lựa chọn nào khác trong tương lai ngoài OpenAI, ông giải thích và lưu ý rằng, khi các mô hình ngôn ngữ chỉ do một số công ty cung cấp, thị trường của các ứng dụng AI có nguy cơ trở thành độc quyền của một số tập đoàn hoặc quốc gia nào đó.

Ông Tung Tzu-hsien, chủ tịch doanh nghiệp sản xuất thiết bị điện tử theo hợp đồng Đài Loan Pegatron lặp lại quan điểm của ông Tu, nhấn mạnh rằng, sẽ tốt hơn nếu Đài Loan nếu có mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) hoàn toàn độc lập với công nghệ nước ngoài. Ông cũng lưu ý, cần phải có một mô hình kinh doanh phù hợp để ngăn chặn lãng phí các nguồn lực.

Theo Focus Taiwan