Chuyện sân cỏ thành Manchester

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Thành phố đông dân thứ nhì tại Anh Quốc với 2,55 triệu người được nhắc đến nhiều bởi có 2 đội bóng nổi tiếng MU và Man City.
Manchester (Anh) có 2 đội bóng nổi tiếng MU và Man City. Ảnh AT
Manchester (Anh) có 2 đội bóng nổi tiếng MU và Man City. Ảnh AT

Thành phố được chia làm 2 nửa xanh-đỏ và thật kỳ lạ hễ MU nổi lên trở thành thế lực bóng đá xứ sương mù thì Man City lại chìm xuống và ngược lại.

Kể từ sau khi Sir Alex Ferguson nghỉ hưu, Man Utd đã không thể 1 lần tận hưởng niềm vui tại đấu trường Premier League, trong khi Man City lại đang làm mưa, làm gió. Thành tích tốt nhất của MU là chức Á quân mùa giải 2017/18, nhưng thời điểm đó họ đã bị Man City bỏ xa đến 19 điểm trên BXH). Trong 10 năm qua Man City đã giành đến 4 chức vô địch Premier League, 6 League Cup và FA Cup.

Chi tiêu bất hợp lý

MU càng khát danh hiệu càng tung tiền mua cầu thủ, thay HLV và cuối cùng Ed Woodward - Phó Chủ tịch điều hành CLB đã phải ra đi. Theo Transfermarkt, trong 6 bản hợp đồng đình đám trong vòng 10 năm qua, MU có 4. Ngoại trừ 2 thương vụ đắt đỏ Jack Grealish (100 triệu bảng) của Man City hay Romelu Lukaku (97,5 triệu bảng) của Chelsea thì 4 vị trí tiếp theo trong BXH những thương vụ đắt đỏ nhất EPL đều thuộc về đội chủ sân Old Trafford, bao gồm Paul Pogba (89 triệu bảng), Harry Maguire (80 triệu bảng), Jadon Sancho (77 triệu bảng) và Lukaku (75 triệu bảng).

Thống kê từ CIES chỉ ra, Man Utd Ed dưới thời Woodward đã chi 1,3 tỷ bảng (1,5 tỷ euro) trong 10 năm qua, nhưng chỉ mang về doanh thu 397 triệu bảng (470 triệu euro). Tính ra MU lỗ ròng lên đến 908 triệu bảng (1075 triệu euro) và trắng tay danh hiệu ngoại trừ Cúp FA, Cúp Liên đoàn vốn không mấy danh giá.

Ed Woodward là kẻ thất bại. Ảnh MU
Ed Woodward là kẻ thất bại. Ảnh MU

Nhiệm vụ của Richard Arnold

Woodward như gã học việc trên thị trường chuyển nhượng với những phi vụ mua đắt, bán rẻ. Điển hình như trường hợp Angel Di Maria khiến Quỷ đỏ tốn 60 triệu bảng để sở hữu ngôi sao người Argentina từ Real Madrid. Nhưng tại đây, anh chỉ ghi vỏn vẹn 4 bàn sau 32 lần ra sân, sau đó bị bán sang PSG lỗ 22,5 triệu bảng sau 1 năm. Nhìn những phi vụ Harry Maguire (80 triệu bảng) hay Aaron Wan-Bissaka (50 triệu bảng) cho thấy MU đốt tiền khá vô lý. Trong khi đó, đội hình MU hiện nay không có được 1 tiền vệ trung tâm đúng nghĩa, dù có khoảng chục cầu thủ đang lâm vào cảnh “ngồi mát ăn bát vàng”.

Để có ngay thành tích đội chủ sân Etihad cũng mạnh tay trên thị trường chuyển nhượng, nhưng họ cũng chỉ mới lỗ 831 triệu bảng (984 triệu euro) dù doanh thu thập kỷ qua lên tới 604 triệu bảng. Tân Giám đốc điều hành MU Richard Arnold sẽ phải phân tích rất nhiều con số 397 triệu bảng doanh thu của mình so với tổng doanh thu 604 triệu bảng của đội chủ sân Etihad.

Chắc chắn một điều, Quỷ đỏ không thực sự có những kế hoạch chuyển nhượng sáng suốt dưới thời Ed Woodward và nhiệm vụ của Richard Arnold phải lên các phương án tuyển dụng tối ưu hơn, nhằm giúp Man Utd giảm thiểu thiệt hại, đồng thời sớm tìm lại ánh hào quang.