Chuyện chưa kể về những người sống sót trên chuyến tàu định mệnh Titanic

VietTimes -- Hơn 100 năm trôi qua nhưng nỗi đau và sự ám ảnh thảm họa tàu Titanic vẫn còn đó. Có rất nhiều câu chuyện kỳ bí về nguyên nhân tàu bị chìm: một số người nghĩ rằng do tốc độ quá cao của con tàu khi đi vào khu vực băng đá, một số đổ lỗi cho thời tiết, và nhiều người khác cho rằng đó chỉ là điều không may. Nhưng chỉ những người sống sót sau thảm họa mới có thể cho chúng ta biết điều gì đã xảy ra trong ngày hôm đó. 

Bright Side sẽ chia sẻ câu chuyện của những người may mắn sống sót sau thảm họa khủng khiếp của Titanic.

Vào ngày 10/4/1912, tàu du lịch Titanic đi chuyến đầu tiên và cũng là lần cuối cùng. Titanic đã mãi chìm dưới đáy biển sâu hơn 100 năm về trước nhưng những kỷ niệm còn sót lại và những câu chuyện vẫn ám ảnh bao thế hệ về sau. Đêm 14/4 thảm khốc đó sẽ mãi đi vào huyền thoại như một cột mốc tang thương trong lịch sử nhân loại khi 1514 người thiệt mạng và chỉ còn 710 người sống sót.

Những đứa trẻ mồ côi của Titanic

Chuyện chưa kể về những người sống sót trên chuyến tàu định mệnh Titanic ảnh 1

Michel (3 tuổi) và Edmond Navratil (2 tuổi) đã trên chuyến tàu cùng cha dưới cái tên giả mạo là Luis và Otto. Người cha đã giả vờ là góa vợ và và nói với mọi người rằng vợ ông đã chết. Nhưng thực ra, ông đã ly hôn vợ và bí mật đưa hai đứa con đi mà không để cho vợ biết. Khi con tàu bắt đầu chìm, Michel đã đưa con lên chiếc thuyền cứu hộ cuối cùng. Những lời cuối cùng ông nói với con: "Con của bố, khi mẹ con đến đón, hãy nói với bà ấy rằng bố vẫn yêu bà ấy thật lòng. Nói với mẹ con, bố mong bà ấy sẽ mãi theo chúng ta để gia đình ta có thể sống hạnh phúc bên nhau trong hòa bình và tự do của thế giới mới”.

Những đứa trẻ vẫn còn nhỏ và không nói được tiếng Anh, chúng rất khó để tìm người thân. Sau đó, mẹ của họ nhìn thấy bức ảnh của họ trong một tờ báo và đến đoàn tụ với họ. Sau này, Michel trở thành giáo sư tâm lý học, sống suốt cuộc đời ở Montpellier và qua đời ở tuổi 92. Edmond làm việc như một kiến trúc sư và gia nhập quân đội Pháp trong Thế chiến thứ hai và qua đời ở tuổi 43.

Người phụ nữ không thể chìm

Chuyện chưa kể về những người sống sót trên chuyến tàu định mệnh Titanic ảnh 2

Tên bà Margaret Brown đã được biết đến từ rất lâu trước khi Titanic chìm. Bà là một trong những người phụ nữ đầu tiên ở Hoa Kỳ tham gia cuộc bầu cử chính trị tám năm trước khi phụ nữ được phép bỏ phiếu.

Khi thảm họa Titanic xảy ra, bà là người đã đứng trên boong tàu và chứng kiến cảnh tảng băng trôi va vào thân tàu. Sau đó, bà được đưa lên con tàu cứu hộ số 6 và lênh đênh suốt một đêm trên biển cùng nhiều người phụ nữ khác trước khi được giải cứu bởi tàu Carpathia.

Sau đó, Margaret được chọn làm chủ tịch của ủy ban những người sống sót và kêu gọi được gần 10.000 USD cho người nghèo. Bà cũng không bao giờ rời Carpathia cho đến khi đảm bảo rằng mọi người đều có được sự trợ giúp mà họ cần.

Margaret Brown nhận được huy chương cho sự cống hiến giúp đỡ những người sống sót sau thảm họa Titanic và sau đó nhận được huân chương Bắc Đẩu Bội Tinh (huân chương cao quý nhất nước Pháp) trong Thế chiến I. Bà qua đời vì một khối u não ở New York vào năm 65 tuổi.

Người phụ nữ “bất khả xâm phạm”

Chuyện chưa kể về những người sống sót trên chuyến tàu định mệnh Titanic ảnh 3

Trong cuộc đời của mình, Violet Constance Jessop đã trải qua rất nhiều tại nạn đường thủy kinh hoàng. Năm 23 tuổi, Violet nhận được một công việc trên tàu RMS Olympic, khoảng 3 tháng sau, thì con này và và tàu HMS Hawke đâm vào nhau. Năm 1912, khi Titanic đâm phải tảng băng trôi, Violet đã kịp lên tàu cứu hộ số 16. 4 năm sau, thần may mắn lại tiếp tục mỉm cười với cô khi tàu Britannic đâm phải thủy lôi.

Trải qua 3 vụ tai nạn đường thủy kinh hoàng, Violet vẫn tiếp tục công việc phục vụ trên tàu đến tận năm 1950. Năm 84 tuổi, Violet qua đời do bệnh tim, chứ không phải một vụ đắm tàu nào nữa.

Chàng trai với nghị lực phi thường

Chuyện chưa kể về những người sống sót trên chuyến tàu định mệnh Titanic ảnh 4

Richard Norris Williams đã ở trên tàu cùng cha và cả hai đều rất bình tĩnh tìm cách cứu giúp các hành khách khác. Cha của Williams bị chiếc chân vịt khổng lồ nghiền nát khi nhảy xuống nước. Williams may mắn bám được vào phao cứu sinh hàng giờ dưới làn nước lạnh ngắt trước khi được đội cứu hộ đưa lên thuyền. Các bác sỹ đã đề nghị cắt bỏ chân của ông để cứu tính mạng. Nhưng với khát khao cháy bỏng và ước mơ chinh phục quần vợt, Williams đã sẵn sàng đánh đổi. Sau đó, Richard chữa khỏi khỏi chân và tiếp tục sự nghiệp quần vợt và giành huy chương vàng trong các trận đấu Olympic, tham gia Chiến tranh Thế giới thứ nhất và trở thành một chủ ngân hàng thành công tại Philadelphia. Ông giữ vị trí chủ tịch của Hiệp hội Lịch sử Pennsylvania trong 22 năm. Richard Williams chết vì bệnh phổi ở tuổi 77.

Cô bé nhớ mọi chi tiết về thảm họa Titanic

Chuyện chưa kể về những người sống sót trên chuyến tàu định mệnh Titanic ảnh 5

Eva Miriam Hart 7 tuổi lên con tàu Titanic cùng bố mẹ. Cô bé chia sẻ rằng mẹ cô quyết định không ngủ vào ban đêm vì bà ấy luôn lo lắng về một điều gì đó và bà đã có một cảm giác không an toàn về chuyến đi. Khi Titanic bắt đầu chìm xuống, cha cô phá cabin, quấn Eva vào chăn và đưa hai mẹ con cô bé lên boong thuyền và nói, " Nắm tay mẹ và làm một cô gái tốt, con yêu”.

Sau này, Eva trở thành ca sĩ và là một trong những quan chức của  Đảng Bảo thủ Anh. Bà đã có một cuộc sống rất năng động và những chi tiết về thảm họa Titatic luôn in sau trong tâm trí bà.  Eva Miriam Hart qua đời tại nhà ở riêng ở tuổi 91.

Ông chủ hèn nhát

Chuyện chưa kể về những người sống sót trên chuyến tàu định mệnh Titanic ảnh 6

Joseph Bruce Ismay là chủ tịch của White Star Line và người chịu trách nhiệm tàu Titanic. Trong lời khai, ông nói rằng ông đã được giải cứu và trong vài phút cuối cùng của tàu Titanic, ông quay đi để không thấy nó chìm.

Báo chí sau đó đều chỉ trích và tập trung mô tả sự hèn nhát của ông khi bỏ trốn khỏi Titanic trong khi hành khách, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, bị bỏ lại và phải tự lo cho bản thân họ. Sau này, ông đã quyên góp rất nhiều tiền cho quỹ thủy thủ đã chết và quỹ trong Thế chiến I. Ông Ismay chưa bao giờ vượt qua được nỗi xấu hổ vì bị cáo buộc là nhảy vào xuồng cứu sinh đầu tiên và mất vì tai nghẽn mạch máu ở tuổi 74.

Những bức ảnh hiếm hoi sau khi Titanic chìm

Chuyện chưa kể về những người sống sót trên chuyến tàu định mệnh Titanic ảnh 7 Những người sống sót của Titanic trên tàu Carpathia .
Chuyện chưa kể về những người sống sót trên chuyến tàu định mệnh Titanic ảnh 8 Đám đông đang đợi Carpathia đưa những người sống sót sau vụ tai nạn của  Titanic . New York, tháng 4 năm 1912
Chuyện chưa kể về những người sống sót trên chuyến tàu định mệnh Titanic ảnh 9 Báo Anh đưa tin về vụ thảm họa kinh hoàng.