1. Cá nạng hải khổng lồ, 1938
Một người đánh cá tên Forrest Walker đã bắt được con cá nạng hải nặng đến 1200 pound (tương đương 544 kg). Trong bức ảnh này, chúng ta có thể thấy những người bạn của ông, ông John Hachmeister và bà Earl Baum, đang quan sát con cá với vẻ ngạc nhiên và ngưỡng mộ.
2. Tượng Nữ thần Tự do, 1885
Được thiết kế bởi Frédéric Auguste Bartholdi và được xây dựng bởi Gustave Eiffel, bức tượng này đã được tháo dỡ và vận chuyển sang Mỹ vào đầu năm 1885. Bức tượng hoàn thành gồm 350 bộ phận nhỏ và được vận chuyển tới Mỹ trong 214 thùng gỗ .
Tượng Nữ thần Tự do được chính thức bàn giao cho nhân dân Mỹ bởi người dân nước Pháp trong một buổi lễ hết sức trọng thể trong niềm sung sướng và tự hào của hai dân tộc vào ngày 4, 1884. Tay trái của nữ thần vẫn giữ tấm bảng có khắc dòng ngày 4 tháng 7 năm 1776 bằng số La Mã (VII IV MDCCLXXVI). Đây chính là ngày mà nước Mỹ dành được độc lập. Từ ngày đó, Mỹ có một “báu vật truyền quốc” mang ý nghĩa lịch sử.
Bức tượng trở thành biểu tượng của tự do và của Hoa Kỳ.
3. Bộ bikini đầu tiên trong lịch sử thế giới, 1946
Louis Reard - một nhà thiết kế người Pháp nổi tiếngđã tạo ra thiết kế áo tắm 2 mảnh vào năm 1946, mà ông gọi là bikini. Mới nhìn thoáng qua thì kiểu dáng của nó cũng không có mấy khác biệt so với những bộ bikini hiện đại ngày nay. Bộ bikini “cổ” này cũng có phần áo được thiết kế theo hình tam giác có phần dây thắt qua cổ.
Do không thể tìm được một người mẫu sẵn sàng giới thiệu thiết kế của mình, Reárd đã thuê Micheline Bernardini , một vũ công khỏa thân 19 tuổi về để trình diễn mẫu áo tắm này tại bể bơi Paris’ Molitor vào năm 1946. Các bức ảnh của Bernardini và các bài báo về sự kiện này đã được đón nhận nhiệt tình và giúp Louis Reárd ghi điểm với giới mộ điệu.
4. Bức ảnh selfie đầu tiên, 1839
Nhiếp ảnh gia Robert Conrleuis đã tự chụp bức ảnh chân dung đầu tiên trên thế giới vào năm 1839. Kể từ đó, ông là người đàn ông đầu tiên vừa là một nhiếp ảnh gia và là người mẫu ảnh. Bức ảnh có thể vừa xem là bức chân dung đầu tiên, hoặc bức ảnh selfie đầu tiên trên thế giới.
Thuật ngữ này được nhiếp ảnh gia Jim Krause đặt ra lần đầu tiên vào năm 2005 và trở nên phổ biến đến mức thành một từ mới trong Từ điển Anh ngữ Oxford vào năm 2013.
5. Tàu hỏa đâm thủng tòa nhà ở Paris, 1895
Vụ việc xảy ra khi chuyến tàu Granville-Paris Express di chuyển theo hành trình dài 400km từ khu nghỉ mát ven biển Granville đến ga cuối Montparnasse tại Paris. Đoàn tàu gồm đầu máy, ba toa chở hàng, một toa bưu chính và toa hành khách đã cày ngang qua sân ga nằm ở tầng hai trước khi đâm xuyên mặt tiền nhà ga và cằm đầu xuống đất. Kỹ sư Pellerin cầm lái chính bị phạt 50 franc do cho tăng tốc con tàu một cách liều lĩnh, trong khi Mariette, người phụ trách phanh bị phạt 25 franc.
Hình ảnh về sự kiện đã trở thành một trong những bức ảnh nổi tiếng nhất trong lịch sử giao thông.
6. Chuyến bay đầu tiên của Wright Flyer , 1908
Hai anh em nhà Wright thực hiện thành công chuyến bay lịch sử ngày 17/12/1903 bằng phi cơ đầu tiên trên thế giới có cánh quạt kép và chạy bằng xăng do chính họ chế tạo. Mặc dù thời gian bay đầu tiên của nó chỉ là 12 giây, chuyến bay cũng đánh dấu mốc khởi đầu thời kỳ tiên phong của lịch sử hàng không.
Bức ảnh này của John T. Daniels lần đầu tiên xuất bản năm 1908.
7. Ảnh chụp cuối cùng của RMS Titanic, 1912
Đây là bức ảnh cuối cùng được biết đến của RMS Titanic trước thảm kịch chìm tàu trong chuyến đi đầu tiên do va chạm với tảng băng trôi vào ngày định mệnh ngày 15/4/1912. Bức ảnh này được Francis Browne chụp vào ngày 12/4/1912, một linh mục người Ailen.
8. Kim tự tháp được làm từ mũ của binh sĩ Đức quốc xã
Đây là một trong hai kiến trúc "chiến thắng" quân đội phát xít Đức được làm tại thành phố New York năm 1918. Mỗi kim tự tháp được làm từ 12.000 mũ của binh lính Đức được gửi từ các kho ở Đức vào cuối chiến tranh. Mỗi chiếc mũ đại diện cho một lính Đức bị bắt hay tử trận. Công trình này thể hiện sự thất bại thảm hại của Đức quốc xã.
9. Thử nghiệm áo chống đạn, 1923
Năm 1923, Tổng công ty Protective Garment ở New York sản xuất một áo chống đạn nhẹ dành cho lượng cảnh sát. Trong ảnh là cảnh ngài Phó cảnh sát trưởng Charles W. Smith của hạt Frederick (Maryland) cầm khẩu súng lục bắn vào ngực ông W.H. Murphy của công ty Protective Garment (New York) tại một đồn cảnh sát. Ông Murphy được mặc áo chống đạn và người bắn đứng cách ông chưa đầy 3 mét. Viên đạn sau đó được tặng lại cho ngài Phó cảnh sát trưởng để làm vật kỷ niệm.
10. Thu âm tiếng sư tử gầm kinh điển của hãng phim MGM, 1928
Jackie là chú sư tử thứ hai được sử dụng làm biểu tượng cho hãng phim đình đám Hollywood - MGM. Họ lần đầu tiên thu âm tiếng gầm của Jackie khi âm thanh bắt đầu xâm nhập vào điện ảnh, cụ thể là phim tiếng đầu tay của MGM "White Shadows on the South Seas" năm 1928. Jackie hét lên 3 lần trước khi nhìn sang bên phải màn hình. Nó xuất hiện trên tất cả các bộ phim MGM đen trắng từ năm 1928 đến năm 1956.
Jackie cũng được biết đến vì sống sót qua nhiều số vụ tai nạn, bao gồm 2 vụ tai nạn tàu hỏa, một trận động đất, và một vụ nổ trong phòng thu. Trường hợp nổi tiếng nhất, một phi công đã phải hạ cánh vội vã chiếc máy bay, để lại Jackie bị mắc kẹt trong vùng hoang dã của Arizona trong 4 ngày chỉ với một ít nước và bánh mì kẹp thịt, kể từ đó Jackie có biệt danh mới là "Leo may mắn".
11. Ăn mừng chấm dứt lệnh cấm rượu, 1933
Bản sửa đổi thứ 18 của Hiến pháp cấm sản xuất hoặc bán rượu ở Hoa Kỳ được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua vào năm 1917 và được phê chuẩn năm 1919. Mục đích ban đầu của bản sửa đổi nhằm ngăn chặn tỉ lệ phạm tội và say rượu, tuy nhiên rõ ràng sau đó nó lại trở nên phản tác dụng khi các quán rượu lậu trở nên phổ biến và bán tượu lậu dẫn đến việc thành lập tội phạm có tổ chức.
Việc hủy bỏ Điều khoản sửa đổi thứ 18 là một chính sách trung tâm trong chiến dịch của Tổng thống Roosevelt, theo đó cho thấy việc tái sử dụng rượu là một cách để tăng thuế trong giai đoạn khó khăn về kinh tế. Sau khi sửa đổi thứ 18 đã được bãi bỏ vào năm 1933, tỉ phú bia tươi Yuengling đã gửi một chiếc xe tải "Winner Beer" đến Tổng thống Roosevelt để bày tỏ sự đánh giá cao. Xe tải bia đến đúng vào ngày chấm dứt lệnh cấm được thực hiện.
12. Người Đức duy nhất từ chối chào Hitler, 1936
Được Đức Quốc xã áp dụng vào năm 1930, kiểu chào chiến thắng “Sieg Heil” nổi tiếng của Hitler là bắt buộc đối với công dân Đức như một biểu tượng của lòng trung thành đối với Quốc trưởng và dân tộc. Tuy nhiên, trong bức ảnh chụp năm 1936, một người đàn ông Đức lại khoanh tay đứng lạc loài giữa một rừng người chào Hitler. Điều làm cho bức ảnh và sự bất chấp của người đàn ông trở nên độc đáo chính vì nó thể hiện sự phản đối của một người đàn ông trong hình thức chân thành nhất và tinh khiết nhất.