Cụ thể, chi ngân sách Nhà nước cho các Bộ, ngành năm nay là 62.000 tỷ đồng (chiếm 23% ngân sách); vốn phân cho địa phương (chiếm hơn 76,7% vốn ngân sách).
Trong đó, vốn chi cho Bộ GTVT nhiều nhất, đạt 21.200 tỷ đồng, tăng 21,5% so với năm trước và chiếm 34% vốn ngân sách chi cho các bộ. Đứng thứ hai là chi cho Bộ NNPTNT với 7.069 tỷ đồng, tăng 14,4% so với năm trước, sau đó là các Bộ như Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế , Xây dựng...
Hai bộ "được" cấp đầu tư ngân sách thấp nhất cả nước là Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) và Bộ Thông tin và Truyền thông.
Trong đó, Bộ KHCN được cấp 295 tỷ đồng giảm 10,8% so với năm trước, Bộ Thông tin và Truyền thông được cấp 122 tỷ đồng, giảm 30,6% so với năm trước.
Vốn địa phương quản lý đạt 206.000 tỷ đồng, tăng 15,2% so với năm 2015.
Trong đó, Hà Nội tuy không phải địa phương dẫn đầu về thu ngân sách, nhưng chắc chắn là địa phương "tiêu" nhiều ngân sách nhất, với 31.600 tỷ đồng được chi trong năm 216, tăng 45,5% so với năm trước và chiếm tới 25% vốn ngân sách đầu tư cho các địa phương;
Đứng thứ hai là TP.HCM với đạt 21.200 tỷ đồng, tăng 9,4% so với năm trước và chiếm 10% tổng vốn ngân sách các địa phương, thứ 3 là Quảng Ninh với 7.700 tỷ đồng, tăng 25,1%, chiếm gần 4% vốn ngân sách....
Trong năm 2016, cả nước có 12 tỉnh, thành phố không thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, chủ yếu là các tỉnh Miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đồng bằng Sông Cửu Long.