Những quốc gia châu Á sản xuất xe điện nhiều nhất thế giới, vượt qua Hoa Kỳ về số lượng xe điện trên đường phố trong năm 2017. Lượng đăng ký mới tăng 70% so với năm ngoái, lên khoảng 350 nghìn chiếc, trong khi doanh số tại châu Âu chỉ tăng 7%.
Các nhà lập pháp EU sẽ áp dụng hình phạt tài chính với những doanh nghiệp sản xuất ô tô không cắt giảm 30% khí thải ra môi trường từ năm 2020 đến năm 2030 để bắt kịp với Bắc Kinh trong thị trường mới đầy tiềm năng và đang phát triển với tốc độ chóng mặt.
Điều này dường như là một động thái thông minh và nhận được sự ủng hộ từ các tổ chức quốc tế. Trong bài phát biểu của Cơ quan năng lượng quốc tế hồi đầu năm, doanh số xe điện tăng 60% trong năm 2016, vượt ngưỡng 2 triệu xe.
Đây là sự phát triển nhanh chóng của một phân khúc thị trường mà hầu như không tồn tại năm năm trước. Mặc dù số lượng xe điện chỉ chiếm 0,2% của tất cả các loại xe hạng nhẹ và giá thành vẫn cao hơn so với những loại xe truyền thống chạy bằng xăng hay dầu, nhưng thị trường xe điện sẽ tiếp tục phát triển nhanh vì Chính phủ các nước ban hành chính sách cắt giảm khí CO2 theo hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.
Tuy nhiên, tính hiệu quả của những chiếc xe điện trong việc cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường dường như vẫn là một dấu hỏi lớn, bởi bên cạnh lượng khí thải ra trong quá trình sử dụng cũng cần phải xét đến lượng khí thải trong quá trình sản xuất xe điện. Quá trình ấy có thể tác động tới môi trường nhiều hơn so với lý thuyết. Cái gọi là “ống xả dài” (long tailpipe) của những chiếc xe điện là hồi chuông cảnh báo với các nhà quản lý tại châu Âu. Họ phải thận trọng và phân tích thật kỹ trước khi khuyến khích ngành sản xuất xe điện.
Các nhà khoa học tại Viện Công nghệ Massachusetts(MIT) đã tiến hành so sánh lượng khí thải các bon của xe điện Tesla Model S P100D và chiếc Mitsubishi Mirage. Kết quả cho thấy chiếc Tesla ở Trung Tây Hoa Kỳ thải ra 226g các-bon/km. Con số này thấp hơn nhiều so với 385g/km của BMW series 7, nhưng lại cao hơn chiếc xe hạng trung Mirage với chỉ 192g/km.
Thí nghiệm này cho thấy việc tập trung cắt giảm lượng khí thải của các phương tiện là quan trọng. Trung Quốc là quốc gia minh chứng rõ nhất cho điều này. Chính phủ Trung Quốc khuyến khích sự phát triển của các phương tiện điện và cho rằng đây là cách thức hiệu quả để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đây cũng là nền tảng của chính sách công nghiệp mới có tên “Made in China 2025”. Chính điều này đã tạo điều kiện cho sự bùng nổ ngành công nghiệp sản xuất xe điện ở quốc gia tỷ dân. Số lượng xe điện và hybrid ước tính đạt 5 triệu phương tiện vào năm 2020.
Tuy nhiên, những chính sách trợ cấp của chính phủ cho ngành công nghiệp xe điện có nguy cơ khiến bầu không khí thêm ô nhiễm. Nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng xe điện sản sinh ra hóa chất tạo sương mù cao gấp 5 lần so với phương tiện có động cơ xăng. Điều này cho thấy việc đóng cửa các nhà máy điện nhiên liệu hóa thạch để giảm thiểu ô nhiễm môi trường quan trọng hơn.
Trung Quốc đang cố gắng hạn chế sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và điều đó khiến cho các phương tiện điện gia tăng nhanh chóng. Nhưng nhiều nhà khoa học đặt dấu hỏi về tính khả thi của biện pháp này. Nếu Trung Quốc không nâng cấp mạng lưới điện thì sẽ mất cả thập kỉ trước khi những xe điện được sản xuất và trở nên thân thiện với môi trường.
Một câu hỏi khác được đặt ra đó là loại năng lượng nào sẽ được sử dụng để sản xuất nhôm, vật liệu chính trong các xe điện vì nhôm giúp giảm trọng lượng xe và cải thiện hiệu năng.
Hiện nay, nhôm được dùng để chế tạo khung gầm, thân xe, vỏ pin và những bộ phận khác. Tỉ lệ nhôm dự kiến sẽ tăng lên khoảng 250kg/xe vào năm 2028 hay 16% khối lượng xe khi lăn bánh. Ngoài ra, nhôm còn được dùng chủ yếu trong các trạm nạp điện và nhà máy lắp ráp. Không quá ngạc nhiên khi sự phụ thuộc quá nhiều vào nhiên liệu hóa thạch đã biến những phương tiện sử dụng điện trở thành “những chiếc xe chạy bằng than”.
Trung Quốc là không chỉ là quốc gia sản xuất nhôm nhiều nhất thế giới mà còn phụ thuộc nhiều nhất vào nhiên liệu hóa thạch. Đối với mỗi tấn nhôm được sản xuất ở Trung Quốc, lượng khí CO2 phát ra là 14 tấn. Trái lại, thủy điện Na Uy và thủy điện Alcoa của Hoa Kỳ chỉ thải ra 1/3 số đó nhờ vào thủy năng. Tại những vùng quê của Nga, họ sử dụng một loại kim loại giúp giảm 4 tấn CO2.
Nhôm cũng là nguồn nguyên liệu quan trọng trong ngành công nghiệp ô tô ở Mỹ. Các công ty sản xuất nhôm hi vọng nhu cầu về nhôm trong tương lai cho ngành công nghiệp ô tô sẽ tăng. Những vùng nông thông ở Nga đang sản xuất 95% điện năng từ sông Syberia và đặt mục tiêu 100% sử dụng năng lượng tái tạo vào năm 2020 nhằm tối đa hóa quá trình sản xuất.
Mặc dù có nhiều lựa chọn nguyên liệu để giảm lượng các bon sản sinh nhưng những nhà sản xuất xe điện nhất là những công ty đến từ Trung Quốc không nhất thiết lựa chọn những phương án đó. Nếu không có sự thay đổi toàn diện trong sản xuất điện và các sản phẩm công nghiệp, những chiếc xe điện sẽ khó có thể phát huy tác dụng trong việc giảm thiểu lượng CO2.
Các nhà hoạch định chính sách tập trung vào các chính sách lớn như cấm các phương tiện động cơ đốt trong tại những thành phố lớn nhưng chưa thực sự hiệu quả trong việc giảm thiểu khí thải. Hiện tại, Brussels đang phải đối mặt với hàng loạt những vấn đề phát sinh.