(tiếp theo kỳ trước)
Trong khi đó, Tổng thống Barack Obama đã nhiều lần tuyên bố coi Nga là “mối đe dọa lớn nhất đối với Mỹ”, thậm chí ông Obama còn coi Nga là “hiểm họa đối với thế giới như đại dịch Ebola và IS” (tổ chức khủng bố mang tên “Nhà nước Hồi giáo” tự xựng). Còn Tổng thống Nga V.Putin luôn chủ trương xây dựng quan hệ đối tác bình đẳng với Mỹ vì lợi ích của hai nước. Phân tích từ góc nhìn về võ thuật Judo, trong khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tỏ ra ngày một cứng rắn trong quan hệ với Nga, nghĩa là biểu hiện của cái “cương”, thì Tổng thống Nga V.Putin lại luôn dùng “nhu” để kiềm chế.
Vì thế mà Nga đã phải chờ đợi tới 7 tháng rõng rã với rất nhiều các cuộc đàm phán, kể cả cuộc gặp giữa Tổng thống Nga V.Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Humburg, đến nay Điện Kremin mới thực hiện quyền chính đáng của mình đáp trả hành động vô lối của Mỹ. Tổng thống Nga V.Putin tuyên bố: “Đã đến lúc, Nga không thể chịu đựng được cách hành xử thô bỉ của Mỹ và sẽ có sách đáp trả thích hợp”.
Tuy nhiên, ngay cả sau khi quyết định đáp trả hành động của Mỹ, Matxcơva vẫn tuyên bố chủ trương trước sau như một rằng đáp trả hành động của Mỹ cũng chỉ để cho Washington thấy rằng hành động chống phá Nga của họ không có tác dụng và không thể ép Matxcơva thay đổi quan điểm về việc giải quyết các điểm nóng Ukraine hay Syria và Nga luôn chủ trương cải thiện quan hệ với Mỹ vì lợi ích của hai nước.
Hai là, phải chờ cho đối phương để lộ sơ hở để ra đòn.
Dự luật cấm vận Nga vừa được cả Hạ viện và Thượng viện thông qua thể hiện sai lầm về chiến lược của Mỹ. Đó là, không chỉ nhằm gây hại đối với Nga mà còn là một đòn dáng mạnh vào các đồng minh của Mỹ ở châu Âu. Vì thế, buộc các nước châu Âu phản đối kịch liệt. Ngoài ra, dự luật cấm vận Nga lần này còn bị chính rất nhiều doanh nghiệp của Mỹ, trước hết là các doanh nghiệp dầu-khí, phản đối [2].
Theo nhận định của ông Margo Torning, cố vấn trưởng kinh tế của Trung tâm phân tích “American Council for Capital Formation”, khẳng định rằng dự luật này sẽ làm mất việc làm của hàng triệu công dân Mỹ và hạn chế sự tiếp cận của các công ty của Mỹ đối với thị trường năng lượng một khi Nga tham gia vào các dự án năng lượng quốc tế lớn như các dự án khai thác dầu mỏ và khí đốt trên thềm lục địa của các nước.
Vì thế, đây là thời điểm Nga ra đòn đáp trả thích hợp nhất. Cũng như trong võ thuật Judo, cần phải biết chờ đợi cho tới khi đối phương để lộ sơ hở để ra đòn, buộc họ phải đo ván.
Ba là, giáng đòn điểm huyệt khiến đối phương phải choáng váng.
Nga không đáp trả theo lối đối xứng, nghĩa là không dùng biện pháp “trục xuất” theo kiểu “ăn miếng trả miếng” đối với các nhà ngoại giao Mỹ như chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã đối xử với các nhà ngoại giao Nga, mà chỉ đưa ra yêu cầu hết sức “nhẹ nhàng” là kể từ ngày 1/8/2017 phía Mỹ phải giảm số nhân viên ngoại giao của họ ở Nga xuống đúng bằng số các nhà ngoại giao Nga ở Mỹ.
Giải pháp đáp trả của Nga rất công bằng, nhẹ nhàng, nghe ra không hề “đao to búa lớn”, nhưng khiến đối phương phải đau đến mức choáng váng, bởi theo yêu cầu đó thì Bộ ngoại giao Mỹ phải rút 755 nhân viên ra khỏi Nga, nghĩa là gấp 20 lần số nhà ngoại giao Nga bị Mỹ trục xuất cuối năm 2016! [3]
Biện pháp đáp trả của Nga giáng mạnh vào toan tính của Mỹ phá hoại cuộc bầu cử tổng thống Nga sắp tới gần. Rõ ràng, với số lượng hơn 700 nhà ngoại giao Mỹ phải rời khỏi nước Nga sau ngày 1/8/2017, hoạt động của Mỹ tổ chức vận động các lực lượng đối lập phá hoại cuộc bầu cử tổng thống của Nga sẽ bị hạn chế rất đáng kể.
Sự choáng váng của phía Mỹ trước biện pháp đáp trả của Nga đã được thể hiện ngay lập tức. Đại sứ Mỹ ở Nga John Tefft tỏ ra “thất vọng sâu sắc” và kiên quyết phản đối quyết định của phía Nga. Các nhà báo Mỹ đưa ra bình luận trên CNN rằng hành động đáp trả của Nga là “hoàn toàn bất ngờ, phi đối xứng và Mỹ không thể ngờ tới”.
Giới chức ngoại giao Mỹ tỏ ta hoảng hốt vì không ngờ được Nga sẽ “ra đòn” mạnh đến thế và họ ngay lập tức hối hả tiến hành nhiều cuộc điện đàm và gặp mặt để thương lượng với Nga về các lệnh trừng phạt mà Matxcơva vừa áp đặt nhằm trả đũa các hành vi gây hấn của Washington.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert cho biết Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov, còn Đại sứ Mỹ tại Moscow John Tefft đã có cuộc gặp khẩn với Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov để trao đổi về các lệnh trừng phạt mà Nga mới áp đặt vào ngành ngoại giao Mỹ.
Trong các cuộc gặp đại diện giới chức ngoại giao Mỹ, Bộ trưởng ngoại giao Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh rằng, quyết định của Nga yêu cầu Mỹ giảm số lượng giảm nhân viên ngoại giao xuống mức tương đương của Nga ở Mỹ và tạm dừng cấp phép cho Đại sứ quán Mỹ ở Nga sử dụng tài sản ngoại giao ở thủ đô Nga bắt nguồn từ hành loạt các bước đi thù địch của Washington, chứ không xuất phát từ chủ trương đơn phương của Nga muốn làm xấu thêm quan hệ với Mỹ.
Vì thế, Nga hiện vẫn sẵn sàng thực hiện các bước đi nhằm bình thường hóa quan hệ song phương với Mỹ và hợp tác về những vấn đề then chốt của toàn cầu. Tuy nhiên, bước đi này chỉ có thể được thực hiện khi dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và cân bằng lợi ích.
Tuy nhiên, xem ra Mỹ vẫn bám đuổi theo ý nghĩ cho rằng dự luật cấm vận mới của Mỹ nhằm vào Nga sẽ buộc Nga thay đổi quan điểm. Bởi vậy, trong quan hệ Mỹ-Nga sẽ có những diễn biến phức tạp mới, tiềm ẩn những yếu tố bất định và khó dự đoán [4]./.
***
Tài liệu trích dẫn
[2] Die Welt: «Немецкие предприятия и политики в ужасе». https://russian.rt.com/inotv/2017-07-28/Die-Welt-za-ubitki-ot
[3] Из России выдворят 700 американских дипломатов. https://www.vz.ru/news/2017/7/28/880613.html
[4] Тиллерсон: Принятием санкций Конгресс показал желание видеть шаги России навстречу. https://www.vz.ru/news/2017/7/29/880674.html