Cây bồ đề lớn rất nhanh - hiện cao khoảng 25 mét, cành lá xum xuê, tán rộng với nhiều nhánh to lớn, ôm lấy Tượng đài chính như cánh tay người Mẹ ôm ấp anh linh các anh hùng liệt sĩ, sưởi ấm tâm hồn dân tộc Việt. Nhiều đoàn cựu chiến binh về đây thăm viếng Nghĩa trang thường ngồi dưới tán bồ đề, đánh ghi ta và cùng hát cho đồng đội nghe.
Trong một lần cùng đoàn Cựu chiến binh về thăm viếng Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, chúng tôi được các anh, chị trong Ban quản lý cho biết nhiều điều thú vị, cảm động về nghĩa trang có quy mô lớn nhất Việt Nam này.
Cây Bồ đề ở phía sau Tượng đài Tổ quốc ghi công.
|
Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn nằm trên đồi Bến Tắt, cạnh quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh và cách thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị khoảng 38km về phía tây bắc. Nghĩa trang có diện tích 140.000m², nằm trên 3 quả đồi ở cạnh thượng nguồn sông Bến Hải - ranh giới cắt chia hai miền Bắc, Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Được khởi công xây dựng ngày 24/10/1975 và hoàn thành ngày 10/4/1977, đây là nơi yên nghỉ của 10.263 người con thân yêu của Tổ quốc đã anh dũng hy sinh trên các nẻo đường Trường Sơn vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Nghĩa trang có kiến trúc, bố cục độc đáo, không giống đa phần nghĩa trang liệt sĩ khác ở Việt Nam. Bốn khu đặt mộ liệt sĩ trải trên năm quả đồi được chia thành 10 khu vực theo các tỉnh, thành phố. Xen kẽ các khu mộ là những cánh rừng. Lối đi được lát đá, gạch hoặc tráng xi măng, hoa nở bốn mùa hai bên. Mỗi khu đều có nhà tưởng niệm với kiến trúc phảng phất hình ảnh các vùng quê đất nước.
Khu trung tâm nằm trên một ngọn đồi cao 32,4m, tại đây có Tượng đài Tổ quốc ghi công bằng đá trắng, xây theo thế hình chân kiềng, nói lên tình đoàn kết chiến đấu của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia cũng như ba miền Bắc, Trung, Nam. Tượng đài khuyết ba mặt và ruột rỗng, thể hiện sự mất mát hi sinh không gì bù đắp nổi.
Nhiều đoàn cựu chiến binh về đây thăm viếng Nghĩa trang thường ngồi dưới tán bồ đề, đánh ghi ta và cùng hát cho đồng đội nghe.
|
Sau khi xây Tượng đài Tổ quốc ghi công xong, chỉ huy tiểu đoàn 674 (Đoàn 559) giao cho chiến sĩ Phạm Văn Lượng vào bản tìm cây gì đó về trồng để có bóng mát. Bà con bảo nên trồng cây bồ đề, rồi giúp đánh một cây có chiều cao khoảng 1 mét. Buổi chiều đưa cây ra trồng, Tiểu đoàn trưởng Lương Mạnh Trác đứng ngắm hồi lâu rồi nói: trồng cây bồ đề sau Tượng đài Tổ quốc ghi công. Đó là một ngày chủ nhật, tháng 8 năm 1976.
Cây bồ đề lớn rất nhanh - hiện cao khoảng 25 mét, cành lá xum xuê, tán rộng với nhiều nhánh to lớn, ôm lấy Tượng đài chính như cánh tay người Mẹ ôm ấp anh linh các anh hùng liệt sĩ, sưởi ấm tâm hồn dân tộc Việt. Nhiều đoàn cựu chiến binh về đây thăm viếng Nghĩa trang thường ngồi dưới tán bồ đề, đánh ghi ta và cùng hát cho đồng đội nghe.
Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn là một công trình đền ơn đáp nghĩa đồ sộ nhất, quy mô nhất có tính nghệ thuật cao, thể hiện lòng thương nhớ sâu sắc, niềm biết ơn và sự tôn vinh thầm kín của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đối với những người con yêu quý trên mọi miền đất nước đã không tiếc máu xương cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng và thống nhất đất nước. Là biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, của tinh thần, ý chí đấu tranh giành độc lập và khát vọng hòa bình của nhân dân ta.
Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn không chỉ là nơi để các gia đình liệt sĩ, các đoàn đại biểu của Đảng và Nhà nước, các ngành các cấp, các địa phương đến viếng thăm và thực hiện công việc đền ơn đáp nghĩa mà còn là nơi hành hương của nhân dân ta và bạn bè quốc tế theo truyền thống đạo lý cao đẹp Uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam.