Các nhà thiên văn học phát hiện thêm manh mối về "hành tinh thứ 9"

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

VietTimes – Các nhà thiên văn học phát hiện hành tinh bí ẩn có quỹ đạo bay kỳ lạ.

Ảnh phác họa hành tinh thứ 9 (Ảnh: sciencealert)
Ảnh phác họa hành tinh thứ 9 (Ảnh: sciencealert)

Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện ra một ngoại tinh khổng lồ có tên HD 106906B đang quay quanh hệ sao đôi HD 106906, cách chúng ta 336 năm ánh sáng. Ngoại tinh này có khối lượng gấp 11 lần so với Sao Mộc. Điểm kỳ lạ nhất của HD 106906B đến từ việc hành tinh này có quỹ đạo nằm rất xa ngôi sao chủ của nó, gấp 730 lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời.

Ở khoảng cách này, lực hấp dẫn của cặp sao chủ tác động lên HD 106906B rất yếu, khiến hành tinh này mất tới 15000 nghìn năm để thực hiện 1 vòng quay quanh ngôi sao chủ. Kính thiên văn Hubble cũng cho thấy HD 106906B có quỹ đạo cực lệch và nằm ở một khu vực gồm các vật thể băng giá giống như Vành đai Kuipe của hệ Mặt trời.

Theo các nhà nghiên cứu, HD 106906B có thể giúp giải thích cách một hành tinh có thể bị đẩy tới khu vực ngoài rìa của hệ sao mà không bị ‘trục xuất’ hoàn toàn vào không gian liên sao.

Theo đó, HD 106906B hình thành khá gần với ngôi sao chủ của nó, thậm chí còn gần hơn Trái đất với Mặt trời. Theo thời gian, quỹ đạo của ngoại hành tinh này ngày càng gần các ngôi sao chủ.

Ảnh chụp quỹ đạo bay của HD 106906 (Ảnh: NASA)

Ảnh chụp quỹ đạo bay của HD 106906 (Ảnh: NASA)

Một điểm kỳ lạ nữa tiếp tục xảy ra, thay vì bị "nuốt chửng" hoàn toàn thì lực hấp dẫn của cặp sao đôi này đã đẩy hành tinh này sang một quỹ đạo hoàn toàn mới, đưa nó văng xa vào không gian. Quỹ đạo này có thể đưa ngoại hành tinh này vượt ra khỏi hệ sao của nó, biến HD 106906B trở thành một hành tinh bay tự do. Tuy nhiên, một ngôi sao khác đã đi qua HD 106906 và tác động khiến cho quỹ đạo của HD 106906B trở nên ổn định và khiến nó không bị đẩy ra khỏi hệ sao.

Chuyên gia Meiji Nguyen đang làm việc tại Đại học California, Berkeley cho biết: "HD106906B cách rất xa cặp sao chủ và quỹ đạo rất lệch, giống như những dự đoán của chúng tôi về "hành tinh thứ 9". Điều này đặt ra một câu hỏi rằng những hành tinh như vậy đã hình thành và phát triển như thế nào để đạt được hiện trạng như hiện nay".

Một số giải thiết cho rằng hành tinh bí ẩn này có thể đã được hình thành gần Mặt Trời trước khi bị lực hấp dẫn của Sao Mộc đẩy về các khu vực ranh giới Thái dương hệ. Được biết, dự án bản đồ thiên hà 3D mang tên Gaia của Cơ quan vũ trụ Châu Âu sắp được hoàn thành và sẽ giúp chúng ta có thể biết được điều gì đã xảy ra trong lịch sử hệ mặt trời.

Theo Sciencealert