Biển Đông: “Tên lửa trận” Mỹ đối phó đảo nhân tạo Trung Quốc

Trong trường hợp này, Trung Quốc có thể đã sai lầm khi đầu tư những nguồn lực lớn và vốn liếng chính trị vào việc xây dựng các căn cứ đảo vốn có thể nằm lọt vào trong tầm bắn của các hệ thống tên lửa diện đối diện của Mỹ trong tương lai gần, National Interest nhận xét. 
Đá Subi ở quần đảo Trường Sa đã bị Trung Quốc bồi lấp trái phép, xây dựng đường băng, nhà chứa máy bay và các công trình kiên cố
Đá Subi ở quần đảo Trường Sa đã bị Trung Quốc bồi lấp trái phép, xây dựng đường băng, nhà chứa máy bay và các công trình kiên cố

(tiếp theo kỳ trước)

Biển Đông: Mỹ chuẩn bị “tên lửa trận” đối phó đảo nhân tạo Trung Quốc

Đáng chú ý, tên lửa ATACMS đã được sử dụng tương tự như vậy để chế áp phòng không trong cả hai cuộc xâm lược Iraq của Mỹ như là một cách thức tấn công các lực lượng phòng thủ tên lửa với ít rủi ro và làm giảm nguy hiểm đối với các máy bay tấn công sau đó, và lực lượng đặc biệt Không quân Mỹ cũng được huấn luyện để làm như vậy.

Ngoài ra, thời gian bay khá nhanh (khoảng 10 phút là nhiều nhất) và tốc độ dành cho chỉ thị mục tiêu (không đòi hỏi nhiều việc lên kế hoạch tiến công) có thể giúp loại bỏ khả năng hiện nay của các hệ thống tên lửa đường đạn cơ động của Trung Quốc thu hồi và di chuyển thường xuyên hoặc sau khi phát hiện một cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình cận âm đang chuẩn bị xảy ra. Với khả năng không vận của các bệ phóng cơ động ATACMS/LRPF mới nhất, chúng có thể nhanh chóng được đưa đến bằng máy bay để đối phó với các mục tiêu này.

Với sự bùng phát chống Mỹ gần đây của Tổng thống Philippines, việc công bố khái niệm tác chiến cụ thể này có thể giúp ban lãnh đạo Philippines hiểu rõ rằng, một mối quan hệ ổn định, việc cam kết tài chính để mua sắm các hệ thống vũ khí cần thiết và là một sự cam kết của họ đối với việc sử dụng lãnh thổ của mình kể cả khi chuẩn bị trong thời bình và trong thời gian xung đột, sẽ là điều kiện tiên quyết cần thiết đối với sự hợp tác của Mỹ nhằm hỗ trợ các cam kết đồng minh ở khu vực quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scarborough.

Việc theo đuổi thầm lặng, nhưng không ngừng nghỉ một kế hoạch tác chiến không đòi hỏi chi phí lớn nhằm vô hiệu hóa các căn cứ đảo của Trung Quốc có thể có tác dụng răn đe rất cần thiết đối với các kế hoạch tiếp tục quân sự hóa chúng của Trung Quốc. Khi Hoa Kỳ chứng tỏ được khả năng triển khai ATACMS đến Philippines, còn Manila thể hiện sự quan tâm đến việc mua hệ thống và việc phát triển tên lửa LRPF đã được công khai rộng rãi, thì sự nguy hiểm tiềm tàng tạo ra đối với các căn cứ đảo của Trung Quốc có thể được thể hiện rõ ràng hơn.

Ví dụ, có thể có thêm giá trị răn đe bằng việc phô trương việc triển khai liên hợp, nhanh chóng, quy mô lớn (bằng máy bay vận tải hạng nặng của Không quân Mỹ) của các đơn vị Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ với một số lượng lớn đạn tên lửa đưa đến bằng các tàu hậu cần cao tốc của Hải quân Mỹ tới các cơ sở cảng như thể sẵn sàng đối phó với các tên lửa đường đạn và hành trình tấn công mặt đất của Trung Quốc.

Điều quan trọng là Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ nên tích cực đẩy nhanh việc phát triển và mua sắm quy mô lớn tên lửa LRPF, mà với tốc độ hiện tại thì còn mất nhiều năm nữa mới có thể triển khai tác chiến. Mỹ cũng phải thể hiện đối với cả các đồng minh của Mỹ và Trung Quốc rằng, trong trường hợp Mỹ mà can thiệp đơn phương từ đại dương để duy trì hiệu lực của luật hàng hải hoặc tự do hàng hải ở Biển Đông, các tên lửa này thậm chí có thể phóng từ các tàu hậu cần hay bất kỳ loại tàu nào khác có boong hở có thể chở theo xe bệ phóng bánh lốp.

Có lẽ Mỹ cũng nên xem xét từ bỏ chính sách hiện nay đối với đạn con của Mỹ để có thể sử dụng chúng chống lại đảo nhân tạo của Trung Quốc vốn được xây dựng ngay từ đầu như những cơ sở cô lập, không có thường dân bản địa. Dù sao thì thời gian để hành động cón rất ít.

Trong khi đó, các nhà hoạch định chính sách và các nhà kế hoạch của Mỹ vẫn bỏ nhiều thời gian và nỗ lực, và như Tư lệnh Hải quân Mỹ, Đô đốc John M. Richardson đã nói, đôi khi là quá nhiều để băn khoăn về các vòng cung tầm bắn của các hệ thống chống can thiệp khác nhau của Trung Quốc.

Trong trường hợp này, Trung Quốc có thể đã sai lầm khi đầu tư những nguồn lực lớn và vốn liếng chính trị vào việc xây dựng các căn cứ đảo vốn có thể nằm lọt vào trong tầm bắn của các hệ thống tên lửa diện đối diện của Mỹ trong tương lai gần. Việc đẩy nhanh phát triển và trang bị cho Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ các tên lửa đạn đạo chuyên đối phó với cụm vấn đề này có thể tạo ra cơ hội để buộc các nhà kế hoạch và hoạch định chính sách của Trung Quốc phải bắt đầu vẽ ra một số vòng cung tầm bắn đáng lo ngại của riêng họ.

Theo VND