Beechcraft T-6 Texan II: máy bay huấn luyện mà Mỹ chuyển giao cho Việt Nam mạnh đến đâu?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Sáng 9/12, trong cuộc họp báo tại Đại sứ quán Mỹ ở Hà Nội, chuẩn tướng không quân Mỹ Sarah Russ cho biết, Mỹ dự định chuyển giao cho Việt Nam 12 máy bay huấn luyện T-6 trong giai đoạn 2024 - 2027.
Máy bay huấn luyện T-6A Texan II không quân Mỹ. Ảnh Military.com.
Máy bay huấn luyện T-6A Texan II không quân Mỹ. Ảnh Military.com.

"3 máy bay huấn luyện T-6 dự kiến được chuyển giao trong quý I năm 2024, 2-3 chiếc tiếp theo sẽ được giao vào cuối năm 2024, 6-7 máy bay còn lại được chuyển vào năm 2027", bà Russ cho biết.

Chuẩn tướng Russ cũng nêu rõ, Mỹ sẽ hỗ trợ đào tạo tiếng Anh cho các phi công Việt Nam, hỗ trợ huấn luyện công tác hậu cần, an toàn bay và y học hàng không.

Trước đó, ngày 7/6/2021, trang Janes đã đề cập đến chương trình hợp tác giữa Không quân Mỹ với Lực lượng Không quân Nhân dân Việt Nam (VPAF), liên quan đến việc Mỹ sẽ cung cấp máy bay huấn luyện hạng nhẹ cho Việt Nam.

Ngày 4/6/2021, Tư lệnh Lực lượng Không quân Thái Bình Dương Mỹ (PACAF), tướng Ken Wilsbach cho biết, Lực lượng Không quân Mỹ (USAF) đồng ý cung cấp cho Việt Nam máy bay huấn luyện/tấn công hạng nhẹ Beechcraft T-6 Texan II.

T-6A Texan II là máy bay huấn luyện sơ cấp một động cơ, hai chỗ ngồi được thiết kế để huấn luyện học viên không quân theo chương trình Huấn luyện Phi công sơ cấp chung (JPPT), cung cấp các kỹ năng bay cơ bản phổ biến đối với phi công của Không quân và Hải quân Mỹ.

Máy bay huấn luyện T-6A Texan II cho chương trình bay sơ cấp cơ bản của không quân Mỹ. Ảnh Military.com

Máy bay huấn luyện T-6A Texan II cho chương trình bay sơ cấp cơ bản của không quân Mỹ. Ảnh Military.com

Là máy bay hạng nhẹ do công ty Raytheon Aircraft sản xuất, T-6A Texan là phiên bản huấn luyện quân sự loại Beech/Pilatus PC-9 Mk II của Raytheon.

T-6A có 2 ghế ngồi nối tiếp bậc thang trong buồng lái đơn, 2 thành viên phi hành đoàn người trước người sau, các vị trí của học viên và huấn luyện viên có thể hoán đổi cho nhau. Phi công cũng có thể điều khiển máy bay độc lập từ ghế trước.

Các phi công và học viên vào buồng lái T-6A thông qua cửa vòm một mái che, mở sang một bên, Kính cửa vòm một mái có khả năng chống lại những cuộc tấn công của chim ở tốc độ lên tới 270 hải lý/giờ (500 km/h).

Huấn luyện bay tại căn cứ không quân Laughlin ở Texas. Video Military.com

Căn cứ không quân Laughlin ở Texas là cơ sở đào tạo phi công trung tâm lớn nhất Không quân Mỹ. Đây là trung tâm đào tạo cơ bản, các phi công không quân Mỹ bay lần đầu tiên được thực hành huấn luyện bay với máy bay T-6A Texan II.

T-6A có động cơ tuốc bin cánh quạt Pratt & Whitney Canada PT6A-68 có công suất 1.100 mã lực. Do tỷ lệ lực đẩy trên trọng lượng tuyệt vời, máy bay có thể thực hiện độ cao ban đầu đến 3.100 foot (944,8 m) mỗi phút và có thể đạt độ cao đến 18.000 foot (5.486,4 m) trong vòng chưa đầy 6 phút.

Máy bay hoàn toàn có thể thực hiện các kỹ năng nhào lộn trên không, có buồng lái điều áp, ghế phóng và gói hệ thống điện tử hàng không tiên tiến với màn hình tinh hiển thị thể lỏng, có thể đọc được thông tin dưới ánh sáng mặt trời.

Trước khi được đặt tên chính thức vào năm 1997, T-6A được xác định trong Kế hoạch tổng thể về máy bay huấn luyện của Bộ Quốc phòng năm 1989 là thành phần bay của Hệ thống Máy bay huấn luyện cơ bản chung (JPATS). Hệ thống bao gồm một bộ mô phỏng bay, thiết bị huấn luyện đào tạo và hệ thống quản lý đào tạo tích hợp.

Ngày 5/2/1996, Raytheon nhận được hợp đồng mua và hỗ trợ JPATS. Chiếc T-6A hoàn thiện đầu tiên đến Căn cứ Không quân Randolph, Texas vào tháng 5/2000. Hợp đồng sản xuất đầy đủ toàn bộ hệ thống JPATS được trao vào tháng 12/2001. Tiến trình sản xuất loại máy bay huấn luyện này cho Lực lượng Không quân hoàn thành năm 2010.

Huấn luyện bay cơ bản trên máy bay T-6 Texan. Ảnh Military.com

Huấn luyện bay cơ bản trên máy bay T-6 Texan. Ảnh Military.com

T-6A được sử dụng để huấn luyện các học viên JPPT, cung cấp những kỹ năng cơ bản cần thiết để chuyển loại sang huấn luyện chuyên sâu bay trên một trong bốn nhóm phương tiện bay: khóa huấn luyện máy bay chiến đấu (tiêm kích, cường kích mang bom, tên lửa) của Không quân, máy bay tấn công của Không quân Hải quân, Khóa huấn luyện bay máy bay tiếp dầu của Không quân hoặc bay tiếp dầu trên biển của Hải quân, Khóa huấn luyện bay máy bay cánh quạt của Không quân hoặc Hải quân và Khóa huấn luyện bay trực thăng của Không quân-Hải quân.

Chương trình đào tạo phi công huấn luyện viên trên T-6A bắt đầu tại căn cứ Không quân Randolph năm 2000. Chương trình đào tạo bay cơ bản JPPT bắt đầu vào tháng 10/2001 tại căn cứ không quân Moody, bang Georgia, hiện đang được thực hiện ở căn cứ không quân Columbus, bang Mississippi, căn cứ không quân Vance AFB, bang Oklahoma, căn cứ không quân Laughlin và Sheppard thuộc bang Texas.

Theo Military.com