Báo Mỹ: Phong tỏa đảo nhân tạo phi pháp Trung Quốc ở Biển Đông là đúng luật (II)

VietTimes -- Nhiều người lo ngại rằng dù cho là hợp pháp nhưng việc phong tỏa không cho Trung Quốc tiếp cận các đảo mà Bắc Kinh chiếm đóng phi pháp sẽ là một hành vi gây chiến và có nguy cơ gây ra xung đột vũ trang. Tuy nhiên nỗi lo sợ này đã bị thổi phồng, Foreign Policy nhận định.
Mỹ hiện đang duy trì 3 cụm tác chiến tàu sân bay ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trước diễn biến tình hình các điểm nóng tại khu vực
Mỹ hiện đang duy trì 3 cụm tác chiến tàu sân bay ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương trước diễn biến tình hình các điểm nóng tại khu vực

(tiếp theo kỳ trước)

Báo Mỹ: Phong tỏa đảo nhân tạo phi pháp Trung Quốc ở Biển Đông là đúng luật

Khi Trung Quốc phong tỏa không cho các nước khác tiếp cận Bãi cạn Scarborough và Bãi Cỏ Mây, không ai coi đó là hành vi gây chiến và cũng không có cuộc xung đột vũ trang nào xảy ra. Thực hiện như những gì Trung Quốc đã làm, chiến thuật bắp cải chống tiếp cận sẽ không được coi là hành vi chiến tranh và giúp ngăn không cho Trung Quốc gây chiến.

Tuy nhiên, vẫn có những lo ngại cho rằng dưới những áp lực từ ý kiến của những người theo chủ nghĩa dân tộc và trong nỗ lực duy trì hình ảnh quốc gia và tính chính danh trong nước, các lãnh đạo Trung Quốc có thể leo thang xung đột và tiến hành một cuộc chiến với Mỹ.

Tàu hải giám Trung Quốc to lớn chèn ép, ngăn cản không cho tàu Philippines tiếp cận Bãi Cỏ Mây ở Trường Sa
Tàu hải giám Trung Quốc to lớn chèn ép, ngăn cản không cho tàu Philippines tiếp cận Bãi Cỏ Mây ở Trường Sa

Nhưng theo Jessica Weiss, một chuyên gia hàng đầu về chủ nghĩa dân tộc của Trung Quốc, trong nghiên cứu về các cuộc biểu tình dân tộc của Trung Quốc, ý kiến từ những nhà chủ nghĩa dân tộc giống một công cụ của bàn tay nhà nước để thể hiện quyết tâm hơn là động lực cho chính sách đối ngoại cứng rắn của Trung Quốc. Phân tích gần đây của Alastair Iain Johnston, một giáo sư về chính sách đối ngoại của Trung Quốc tại Đại học Havard cũng đưa ra kết luận tương tự, thể hiện sự suy giảm trong chủ nghĩa dân tộc trong số những công dân Trung Quốc bình thường kể từ năm 2009.

Foreign Policy đánh giá, vì đảng cầm quyền đã suy yếu và phụ thuộc vào việc qua lại trên Biển Đông, Trung Quốc thực sự có lợi ích lớn trong việc tránh một cuộc chiến trong khu vực hơn là Mỹ. Quả thực, tránh được một cuộc xung đột quy mô lớn là một trong những động lực của chiến lược lâu dài của Trung Quốc ở Biển Đông.

Đá Châu Viên ở quần đảo Trường Sa đã bị Trung Quốc bồi lấp trái phép thành đảo nhân tạo với các công trình quân sự kiên cố
Đá Châu Viên ở quần đảo Trường Sa đã bị Trung Quốc bồi lấp trái phép thành đảo nhân tạo với các công trình quân sự kiên cố
Cận cảnh một góc Đá Chữ Thập đã bị Trung Quốc bồi lấp, xây đảo nhân tạo trái phép với đường băng và các nhà chứa máy bay tại quần đảo Trường Sa
Cận cảnh một góc Đá Chữ Thập đã bị Trung Quốc bồi lấp, xây đảo nhân tạo trái phép với đường băng và các nhà chứa máy bay tại quần đảo Trường Sa
Trung Quốc đã ngang nhiên cho máy bay đáp xuống Đá Chữ Thập gây căng thẳng khu vực
Trung Quốc đã ngang nhiên cho máy bay đáp xuống Đá Chữ Thập gây căng thẳng khu vực

Tạp chí Mỹ nhận xét Trung Quốc đã ngày càng trở nên hung hăng hơn trong những năm gần đây vì Mỹ thiếu những hành động răn đe ở những “vùng xám” giữa chiến tranh và hòa bình. Việc Trung Quốc muốn thực hiện các hoạt động trong các “vùng xám” là một minh chứng cho tác dụng của việc thực hiện biện pháp răn đe hạt nhân và răn đe thông thường. Bí quyết tránh chiến tranh trong khi vẫn khiến Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế nằm ở cách tiếp cận theo hai hướng, nhuần nhuyễn kết hợp thế mạnh của cây gậy và thế mạnh của củ cà rốt trong khi khắc chế những điểm yếu của cả hai hướng.

Theo Foreign Policy, trong khi cân nhắc khả năng xung đột vì các hòn đảo nhân tạo này, Mỹ cũng không nên cho rằng quân đội Mỹ và Trung Quốc là những bên duy nhất tham gia. Còn có một loạt các hành động và người chơi khác cũng sẽ tham gia, bao gồm cả các lệnh trừng phạt, đàm phán, các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế.

Có thể điều này khá khó khăn trong tình hình ngoại giao hiện nay, nhưng hiệu quả kết hợp của những hành động này về tổng thể sẽ tạo một cơ hội tốt để thuyết phục Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt nếu đó là nỗ lực tổng hợp của Mỹ và các nước lớn khác như Nhật Bản, Ấn Độ và các quốc gia trong khu vực...

Bình luận về những phát biểu của ông Tillerson, Bộ trưởng Ngoại giao Philippine Perfecto Yasay cho hay: “Nếu Mỹ muốn làm như vậy, họ phải có khả năng để thực hiện, hãy để họ làm”. Chiến thuật cải bắp để bác bỏ quyền tiếp cận của Trung Quốc tới bãi cạn Scarborough hay Đá Vành Khăn sẽ hợp pháp và hiệu quả hơn nếu có sự cùng tham gia của cảnh sát biển Philippine và những người dân tình nguyện từ Phillippine và các nước khác.

Cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ tập trận chung với đồng minh Nhật Bản
Cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ tập trận chung với đồng minh Nhật Bản
Khu trục hạm William Lawrence tuần tra thực thi tự do hàng hải ở Biển Đông
Khu trục hạm William Lawrence tuần tra thực thi tự do hàng hải ở Biển Đông
Mỹ ngày càng sử dụng nhiều các tàu ngầm không người lái như Voaager
Mỹ ngày càng sử dụng nhiều các tàu ngầm không người lái như Voaager
Máy bay không người lái X-47B tiếp dầu trên không. Các loại vũ khí như X-47B sẽ đóng vai trò lớn trong các cuộc chiến tương lai của Mỹ
Máy bay không người lái X-47B tiếp dầu trên không. Các loại vũ khí như X-47B sẽ đóng vai trò lớn trong các cuộc chiến tương lai của Mỹ

Foreign Policy nhận định, các nước Đông Nam Á thường đứng giữa Mỹ và Trung và sẽ nghiêng về nước mạnh hơn và cam kết nhiều hơn với họ. Nếu chính quyền ông Trump tăng cường sự hiện diện của Mỹ ở Biển Đông, cam kết bảo vệ Philippine như bảo vệ Nhật Bản và Hàn Quốc và kiềm chế chỉ trích chương trình nghị sự trong nước của Philippine, nó sẽ tác động khiến vị tổng thống hết sức thực tế Rodrigo Duterte quay trở lại với Mỹ.

Các lệnh trừng phạt nhằm vào các cá nhân và công ty của Trung Quốc có liên quan đến các dự án trên Biển Đông sẽ trở nên hiệu quả hơn nếu các lệnh trừng phạt này được hỗ trợ không chỉ bởi Mỹ mà còn cả các nền kinh tế lớn và các nước trong khu vực khác. Với khu vực nhà nước đóng góp lớn trong nền kinh tế, Trung Quốc rất dễ bị tổn thương với các lệnh trừng phạt. Các dự án xây dựng và phát triển phi pháp ở Biển Đông của nước này có sự tham gia của một số công ty nhà nước lớn, những công ty này đều muốn thu được nhiều lợi nhuận ở nước ngoài.

Foreign Policy đánh giá, nếu được thiết kế một cách khéo léo, các lệnh trừng phạt có thể đánh mạnh vào các công ty lớn của Trung Quốc như Tập đoàn dầu khí quốc gia hải dương Trung Quốc, tập đoàn này đã hạ đặt trái phép dàn khoan khổng lồ HD-981 vào thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam năm 2014.

Các biện pháp trừng phạt cũng có thể nhằm vào các hãng máy bay phía nam và đảo Hải Nam Trung Quốc, những hãng đưa máy bay tới các đảo nhân tạo trái phép; các tập đoàn Moblie, Telecom, United Telecom vận hành mạng lưới liên lạc trên các đảo đang tranh chấp; và công ty xây dựng Trung Quốc, đơn vị đưa cát ra xây các đảo nhân tạo phi pháp ở Trường Sa. Cú đánh này có thể tạo động lực bên trong Trung Quốc buộc chính quyền phải từ bỏ các tuyên bố bất hợp pháp đối với Biển Đông.

Foreign Policy kết luận, thể hiện sự sẵn sàng ngăn chặn Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo phi pháp và cấm nước này tiếp cận đến các đảo nhân tạo này là phản ứng hợp lý nếu Mỹ thực sự muốn khôi phục lại sự răn đe trên Biển Đông. Một phần của thất bại trong việc đặt ra giới hạn cho tham vọng của Trung Quốc nằm ở sự nghi ngại về cuộc chiến đang dần hiện ra với Trung Quốc, khiến việc sử dụng biện pháp răn đe hợp lý không được nghĩ tới. Điều này tạo nên sự tự kiềm chế đối với Mỹ, không chỉ không cần thiết mà còn nguy hiểm về mặt chiến lược.