Bạn có biết sa mạc Sahara từng có cây cối xanh rờn với hươu cao cổ và cá sấu?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Phần lớn của sa mạc Sahara khô cằn ngày nay từng phủ màu xanh lục và có sự hiện diện của một số loài động vật như hươu cao cổ và cá sấu.
Sahara từng là thiên đường sự sống? Ảnh: Sohu
Sahara từng là thiên đường sự sống? Ảnh: Sohu

Nói đến sa mạc, người ta nghĩ ngay đến sa mạc Sahara ở phía bắc châu Phi. Đây là sa mạc nóng nhất thế giới với diện tích lên tới 9,4 triệu km2, bao phủ gần như toàn bộ diện tích Bắc Phi. Nó tiếp giáp Đại Tây Dương ở phía tây, dãi núi Atlas và biển Địa Trung Hải ở phía bắc, Biển Đỏ ở phía đông và các thung lũng sông Niger ở phía nam. Một mảnh đất rộng lớn như vậy đã biến thành một vùng đất không người ở, không thực vật.

Có lẽ nhiều người dân châu Phi từng mơ ước biến sa mạc Sahara thành ốc đảo, họ sẽ trồng cây xanh, chăn nuôi gà vịt, trâu bò béo tốt để cuộc sống bớt nghèo đói.

Những giấc mơ thật đẹp nhưng hiện thực thì rất mỏng manh. Do điều kiện khí hậu và môi trường địa lý, sa mạc Sahara hiếm khi mưa, nhiệt độ cao và hạn hán quanh năm suốt tháng, điều kiện vô cùng khắc nghiệt. Sahara được coi là nơi kém thích hợp nhất cho các sinh vật sống trên Trái Đất.

Sa mạc Sahara được hình thành cách đây 2,5 triệu năm, ban đầu chỉ xuất hiện một mảnh sa mạc nhỏ, sau đó tiếp tục mở rộng, hiện nay đã tăng lên 9,32 triệu km vuông. Ở khu vực khô hạn nhất, không hề có sinh vật sống. Nếu may mắn, bạn có thể bắt gặp những con lạc đà.

Từ bản đồ vệ tinh, sa mạc Sahara là nơi ít cây xanh nhất trên Trái Đất. Phần lớn Sahara bị bao phủ bởi một lớp cát màu nâu nhạt, ở một số khu vực không thể nhìn thấy thực vật, nhiều người còn so sánh nó cằn cỗi hơn cả sao Hỏa.

Thế nhưng, ít ai biết rằng, hàng nghìn năm trước, phần lớn sa mạc Sahara được phủ màu xanh của thực vật.

Một nghiên cứu mới đây cho thấy cách đây hàng nghìn năm, hầu hết sa mạc Sahara có màu xanh lục, không chỉ có hươu cao cổ và cá sấu lưỡng cư thời tiền sử mà còn có một số lượng lớn con người. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số lượng lớn các bức tượng động vật, đồng thời một bức tranh hang động thời kỳ đồ đá trên sa mạc thậm chí còn cho thấy con người từng có thể… bơi ở Sahara.

Một số chuyên gia từ Đức, Hàn Quốc, Hà Lan và Mỹ đã thành lập một nhóm nghiên cứu quốc tế để tiến hành nghiên cứu và phân tích chi tiết hơn về các lõi trầm tích ở bờ biển Địa Trung Hải của Libya, và họ phát hiện ra rằng 160.000 năm qua, những thay đổi địa chất đã khiến nhiều ốc đảo của Sahara trở thành sa mạc.

Tàu nghiên cứu của Hà Lan đã tiến hành một chuyến thám hiểm khoa học đến vịnh Sirte, thu thập một lõi trầm tích dài 10m trong bùn biển và vật chất cũ. Sau chuyến thám hiểm, nhà khoa học Cecil Blanchett nghi ngờ rằng, hàng nghìn năm trước, sa mạc Sahara phủ màu xanh lục.

"Chúng tôi nghi ngờ rằng khi sa mạc Sahara còn phủ màu xanh, các dòng sông hiện đang khô từng hoạt động tích cực," nhà nghiên cứu Cécile Blanchet cho biết.

"Các lớp bùn biển chứa các mảnh đá và xác thực vật được vận chuyển từ lục địa châu Phi gần đó. Chúng cũng chứa đầy vỏ vi sinh vật phát triển trong nước biển. Những hạt trầm tích này có thể kể cho chúng ta câu chuyện về những thay đổi khí hậu trong quá khứ", theo Anne Osborne từ GEOMAR.

Những thay đổi tích cực đang diễn ra ở sa mạc Sahara

Năm ngoái, các nhà nghiên cứu Mỹ đã tiến hành khảo sát thực tế tại sa mạc châu Phi và nhận thấy số lượng lớn cây cối mọc ở nhiều khu vực. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 1,8 tỷ cây xanh trên khu vực 1,3 triệu km vuông tại sa mạc Sahara, Sahel và vùng nửa ẩm. Các nhà nghiên cứu Mỹ đã sử dụng vệ tinh do thám và một thuật toán mới để đếm số lượng cây trên khắp Tây Phi.

Điều này thấy với sự thay đổi của khí hậu toàn cầu, sa mạc Sahara và phía Tây châu Phi đã bắt đầu trở nên ẩm ướt hơn, lượng mưa ngày càng nhiều. Có lẽ hàng trăm nghìn năm sau, một ốc đảo lớn sẽ xuất hiện trên sa mạc Sahara khô cằn.

Theo Sohu