Ấn Độ làm gì sau lệnh cấm 224 ứng dụng Trung Quốc?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Bất cứ khi nào có căng thẳng ở biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ, Ấn Độ sẽ chặn một số ứng dụng của Trung Quốc.  

Kể từ cuối tháng 6/2020, chính phủ Ấn Độ đã cấm 224 ứng dụng của Trung Quốc. Nhiều người tò mò, chính phủ Ấn Độ sẽ làm gì tiếp theo khi căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ tái diễn?

Nhập mô tả ảnh
Nhập mô tả ảnh

Cùng một lý do, cùng một nền tảng


Lần này, Ấn Độ vẫn lấy "bảo mật" làm lý do cấm các ứng dụng Trung Quốc.

Bộ Điện tử và Công nghệ Thông tin của Ấn Độ cho biết, họ đã nhận được khiếu nại rằng các ứng dụng này “đánh cắp và bí mật truyền dữ liệu người dùng đến các máy chủ bên ngoài Ấn Độ theo cách trái phép”, dẫn đến “chủ quyền và tính toàn vẹn của Ấn Độ, an ninh quốc gia và trật tự công cộng” bị thiệt hại. Do đó, quyết định này là một biện pháp có mục tiêu sẽ đảm bảo an ninh và chủ quyền trên không gian mạng của Ấn Độ.

Đáp lại, ngày 4/9, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc, Cao Phong, nói rằng Ấn Độ đã lạm dụng khái niệm "an ninh quốc gia" và áp dụng các biện pháp hạn chế phân biệt đối xử đối với các công ty Trung Quốc, vi phạm các quy định liên quan của WTO.

Ấn Độ đã cấm các ứng dụng của Trung Quốc lần đầu tiên vào ngày 30/6 năm nay. Vào thời điểm đó, 59 ứng dụng bao gồm TikTok đã bị cấm. Lý do cấm cũng giống như lần này và nó cũng là "gây nguy hiểm cho chủ quyền an ninh mạng của Ấn Độ".

Vào cuối tháng 7, Ấn Độ đã cấm 47 ứng dụng của Trung Quốc. Tuy nhiên, do hầu hết các ứng dụng đều là phiên bản nhân bản của các ứng dụng bị chặn trước đó nên động thái này không thu hút được sự chú ý đặc biệt của dư luận vào thời điểm đó.

Nhưng điều đáng chú ý là trước khi Ấn Độ cấm ứng dụng của Trung Quốc vào tháng 6 và tháng 9, tình hình biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ rất căng thẳng, vụ việc xảy ra hồi tháng 6 đặc biệt nghiêm trọng, có thương vong.

Nhà nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Úc Elliott Zaagman nhận định, lý do chính phủ Ấn Độ cấm 118 ứng dụng Trung Quốc lần này là sự trả đũa của họ đối với Trung Quốc.

Ứng dụng nào bị chặn


118 ứng dụng Trung Quốc bị cấm lần này bao gồm WeChat, Tencent Conference, WeChat Reading, Taobao, Youku, Alipay, NetEase News và nhiều game di động khác, cũng như Huya Live, Sina News cùng các ứng dụng nổi tiếng. Tổng cộng đã có tất cả 224 ứng dụng Trung Quốc bị cấm.

Trong danh sách các ứng dụng bị chặn, đáng chú ý nhất là trò chơi trực tuyến PUBG do Tencent làm đại diện. Tựa game bắn súng theo phong cách Battle Royale này được phát triển bởi Bluehole Studio của Hàn Quốc và đã thành công vang dội tại nhiều khu vực trên thế giới ngay khi ra mắt.

Điều đáng nói là ngay từ một tháng trước, khi nhiều ứng dụng Trung Quốc bị chính phủ Ấn Độ cấm, đơn vị vận hành của PUBG Ấn Độ đã công khai cập nhật chính sách bảo mật người dùng. Trang chính sách mới được sửa đổi cho thấy máy chủ không được đặt ở Trung Quốc đại lục, mà ở Ấn Độ, Singapore, Hồng Kông và Hoa Kỳ.

Ngoài ra, công ty cũng cho biết thông tin cá nhân của người dùng (ID email, tên người dùng, số điện thoại, địa chỉ IP, ID thiết bị) được cung cấp khi đăng ký trò chơi di động PUBG cũng sẽ được lưu trữ trong máy chủ cục bộ của hãng tại Ấn Độ. Nếu người dùng chọn xóa tài khoản của mình, hệ thống sẽ giữ lại dữ liệu của người dùng trong 30 ngày và tất cả dữ liệu sẽ bị xóa sau khi hết hạn.

Nhưng dù vậy, PUBG cũng không thể thay đổi số phận bị “cấm cửa”.

Tiếp theo, Ấn Độ sẽ cấm các công ty phần cứng


Câu hỏi đáng lo ngại hiện nay là, nếu căng thẳng ở biên giới Trung-Ấn không thể xoa dịu, thì chính phủ Ấn Độ, nước đã lần lượt cấm 224 ứng dụng của Trung Quốc, sẽ đưa ra biện pháp trả đũa nào đối với Trung Quốc trong tương lai?

Elliott Zagman tin rằng biến số lớn nhất là nhà sản xuất phần cứng, và ở đây, công ty Trung Quốc lớn nhất là Xiaomi. Xiaomi đã đóng góp rất nhiều cho Ấn Độ. "Nó đã mang lại nhiều việc làm cho Ấn Độ. Ngoài ra, điện thoại di động của họ có chất lượng cao và giá rẻ, và chúng chỉ đáp ứng nhu cầu của thị trường Ấn Độ", Elliott nói.

“Nếu Modi tiếp tục nhắm đến các công ty Trung Quốc, sau khi cấm phần mềm, liệu nạn nhân tiếp theo có phải là các nhà sản xuất phần cứng?” Elliott nói thêm, “Nếu là Xiaomi, tôi sẽ rất ngạc nhiên”.

Vào tháng 1 năm nay, Xiaomi đã đưa ra một tuyên bố cho biết chi nhánh Ấn Độ của họ đã tạo ra hơn 50.000 việc làm tại Ấn Độ. Nếu chính quyền Modi có hành động chống lại Xiaomi trong tương lai, làm thế nào để giải quyết vấn đề thất nghiệp của do điều này gây ra chắc chắn sẽ khiến thủ tướng Ấn Độ phải đau đầu.

Mặc dù chính phủ Ấn Độ có thể không loại bỏ Xiaomi trong ngắn hạn, nhưng điều này không có nghĩa là Xiaomi có thể ngồi lại và thư giãn ở Ấn Độ.

Vào đầu tháng 8, Chính phủ Ấn Độ thông báo sẽ đưa ra kế hoạch khuyến khích tiền mặt trị giá 6,6 tỷ USD, nhằm biến quốc gia này thành một trung tâm sản xuất điện thoại thông minh mới. Hiện tại, 22 công ty đã nộp đơn đến Ấn Độ để tham gia vào kế hoạch kích cầu, bao gồm Apple, Samsung và Foxconn.

Điều hấp dẫn là các nhà sản xuất Trung Quốc chiếm 80% thị trường điện thoại di động Ấn Độ, dù là Xiaomi, OPPO hay Vivo đều không nằm ngoài kế hoạch ưu đãi này.

Không chỉ vậy, Google cũng đang hợp tác cùng tập đoàn lớn nhất Ấn Độ, Reliance, với mục tiêu sản xuất hàng loạt điện thoại thông minh giá rẻ tại địa phương và đạt được mục tiêu “tự lực cánh sinh”.

Theo quan điểm này, chính sách của Ấn Độ dường như là “không bỏ cái cũ mà chấp nhận cái mới trước”. Đầu tiên cho phép các công ty nước ngoài được chính phủ công nhận tham gia vào thị trường để giành một thị phần nhất định, sau đó dần dần siết chặt thị phần của các nhà sản xuất Trung Quốc và cuối cùng là đánh bật phần cứng Trung Quốc.

Nhiều nguồn tin cũng nhận định, động thái này là nhằm đẩy các công ty Trung Quốc ra khỏi Ấn Độ và sử dụng dân số 1,3 tỷ người để giúp các thương hiệu điện thoại di động địa phương phát triển thành một Huawei khác.

Tạp chí Economist của Anh từng chỉ ra rằng thế giới đã bước vào tình trạng chiến tranh lạnh về công nghệ. Trong số đó, "phần mềm và Internet đang hướng tới sự phá vỡ hoàn toàn với tốc độ ánh sáng", ngược lại, "sự phân chia của lĩnh vực phần cứng chậm hơn nhiều”.

Trong khi cuộc chiến tranh lạnh về công nghệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ đang diễn ra nhanh chóng dưới hình thức Ấn Độ chặn các ứng dụng Trung Quốc, thì quá trình phân mảnh tương đối chậm chạp trong lĩnh vực phần cứng đang trở thành một trong những thành quả còn tồn tại.

Tuy nhiên, điều chắc chắn là nếu một ngày nào đó Ấn Độ tiến đến giai đoạn cấm các công ty phần cứng Trung Quốc, hậu quả có thể nghiêm trọng hơn nhiều so với cấm phần mềm.

Theo ICTNews