|
Phân tích khung đô thị của dự án Ba Son Sài Gòn. |
Theo quy hoạch 1/500, khu đất HH1 được triển khai cao ốc tối đa 47 tầng cao, tương ứng chiều cao tối đa là 188m; Hệ số sử dụng đất được xác định là 16,25 lần; Mật độ xây dựng khối đế và mật độ xây dựng trung bình khối tháp đạt 36,1%; Tổng diện tích sàn là 146.189 m2.
8.999,3 m2 toàn khu đất HH1 được cơ cấu: 3.249 m2 là đất xây dựng công trình; 2.700 m2 là đất cây xanh, mặt nước, thảm cỏ; 3.050 m2 là đất giao thông sân bãi.
Thông tin từ một văn bản do Phó Chủ tịch UBND Tp. HCM ký ban hành vào tháng 5/2017 cho thấy, khu đất HH1 nêu trên đã được giao cho Công ty cổ phần đầu tư và Phát triển Đô thị Phương Nam (Phương Nam).
Tháng 5/2018, Phương Nam sáp nhập vào Công ty TNHH Đầu tư DPV Hà Nội (DPV Hà Nội) nên đồng nghĩa, DPV Hà Nội cũng trở thành chủ khu đất HH1 Ba Son.
Tháng 10/2018, đến lượt DPV Hà Nội đổi chủ, khi 100% vốn điều lệ của công ty này được chuyển từ Công ty cổ phần Phát triển bất động sản DPV (Tập đoàn DPV) của cựu Chủ tịch Ngân hàng Sacombank Kiều Hữu Dũng sang cho một pháp nhân vừa được thành lập, là Công ty cổ phần phát triển bất động sản Thành Hưng Land (Thành Hưng Land).
|
Phân bổ các khu hỗn hợp có ở tại dự án Ba Son Sài Gòn.
|
Theo phân tích của VietTimes, nhiều khả năng Thành Hưng Land chính là pháp nhân được hình thành từ sự chia tách Tập đoàn DPV. Bởi lẽ, cũng trong tháng 10/2018, Tập đoàn DPV đã giảm quy mô vốn điều lệ đăng ký từ 3.111 tỷ đồng về còn 2.243 tỷ đồng – mà thời điểm ghi nhận thay đổi trong đăng ký kinh doanh lại trùng với ngày thành lập Thành Hưng Land.
Hình bóng cựu Chủ tịch Sacombank Kiều Hữu Dũng trong thương vụ trái phiếu 6.200 tỷ đồng vừa được phát lộ của Thành Hưng Land |
Dữ liệu mới cập nhật cho thấy, ngày 31/07/2019 vừa rồi, DPV Hà Nội đã lại đổi chủ. Theo đó Công ty cổ phần đầu tư bất động sản Supreme (Supreme) đã thay thế Thành Hưng Land trong vai trò “chủ doanh nghiệp” của DPV Hà Nội. Và tất nhiên, thông qua công ty con của DPV Hà Nội - là Phương Nam, Supreme cũng trở thành chủ mới của khu đất HH1 8.999,3 m2 trong dự án trung tâm phức hợp Sài Gòn – Ba Son.
Đáng chú ý là Supreme mới chỉ vừa được thành lập cách nay khoảng một tháng, cụ thể là ngày 10/7/2019, với mức vốn điều lệ đăng ký ở 728 tỷ đồng dựa trên sự đóng góp của 3 cá nhân: Bùi Thị Hải Hà (15%); Đỗ Ngọc Quỳnh (15%); Trương Thị Phương Quỳnh (21%); Phạm Thái Tấn Dũng (49%).
Các cổ đông này đều là các cái tên còn xa lạ với phần đông thị trường. Trong đó, cổ đông lớn nhất – Phạm Thái Tấn Dũng, người góp gần 400 tỷ đồng vào Supreme, sinh ngày 31/10/1993, đăng ký hộ khẩu thường trú tại Tp. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Tài liệu của VietTimes cho thấy, ông Dũng hiện đang theo học về y dược tại Trường Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn.
Do đó, không loại trừ khả năng Supreme chỉ là một SPC (Segregated Portfolio Company - công ty với danh mục đầu tư riêng biệt) do một đại gia địa ốc nào đó lập nên.
Theo đó, khi làm các “deal” chuyển nhượng, các tập đoàn mẹ thường rất hiếm khi xuất hiện và thực hiện trực tiếp, mà thường thông qua các SPC. Việc thực hiện qua các SPC sẽ giúp các bên tham gia thuận tiện hơn trong việc thực hiện các hạng mục hợp đồng, hoàn thiện các thủ tục pháp lý, và cũng dễ dàng hơn cho việc chuyển nhượng tiếp tục (nếu có). Dĩ nhiên, việc sử dụng SPC, cũng giúp các bên tham gia “tránh” sự chú ý không cần thiết.
Nhưng nếu là SPC thì cái tên thực sự đứng sau Supreme là ai?