21 nền kinh tế thành viên APEC họp bàn về đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân
Hồ Xuân Mai
VietTimes -- Sáng 21/10, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 (FMM 2017) đã chính thức khai mạc tại Hội An (Quảng Nam) với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đại biểu cấp cao đại diện của 21 nền kinh tế thành viên APEC.
Phát biểu tại sự kiện, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vui mừng chào đón các Bộ trưởng, các Trưởng đoàn, các đại biểu cấp cao của các quốc gia thành viên đã tham dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC lần thứ 24 và các sự kiện quan trọng có liên quan tại Quảng Nam.
“Hội nghị chúng ta diễn ra trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tiếp tục đà phục hồi, thương mại, đầu tư, tài chính toàn cầu tiếp tục được cải thiện. Khu vực APEC với những nền kinh tế lớn hàng đầu thế giới và nhiều nền kinh tế phát triển năng động tiếp tục là động lực quan trọng của tăng trưởng toàn cầu.
Mặc dù vậy, APEC vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tốc độ tăng trưởng và năng suất ở một số nền kinh tế còn thấp. Tại Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương vừa qua, ADB đã dự báo tăng trưởng thương mại khu vực có dấu hiệu chững lại, xu hướng bảo hộ, các biện pháp phi thuế có chiều hướng gia tăng... Thêm vào đó, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 vừa là cơ hội nhưng cũng vừa là thách thức đối với tất cả chúng ta”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nói.
Sáng 21/10, Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 (FMM 2017) đã chính thức khai mạc tại Hội An (Quảng Nam) với sự tham dự của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và đại biểu cấp cao đại diện của 21 nền kinh tế thành viên APEC.
Chia sẻ những thách thức đối với các thành viên APEC, cũng như kêu gọi sự chung tay của các quốc gia thành viên, Thủ tướng Nguyên Xuân Phúc cho biết: “APEC 2017 là năm đầu tiên thực hiện Chiến lược Đổi mới Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC. Tôi hoan nghênh các Bộ trưởng cùng hợp tác triển khai 4 chủ đề ưu tiên. Đó là: Tài chính cho cơ sở hạ tầng, nhằm tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân vào các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hình thức PPP; Chống xói mòn cơ sở thuế và dịch chuyển lợi nhuận (BEPS) nhằm khơi thông các dòng vốn, nâng cao tính minh bạch của môi trường kinh doanh; Tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai nhằm phòng ngừa và giảm thiểu những tác động từ thiên tai; Và Tài chính bao trùm hướng tới chia sẻ kinh nghiệm, kiến nghị chính sách tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận tín dụng và cung cấp các dịch vụ tài chính cho người dân, các tổ chức doanh nghiệp, nông dân, hợp tác xã, góp phần giảm nghèo, phát triển bao trùm”.
“Trong 30 năm thực hiện đổi mới, từ một nước nghèo, kém phát triển, Việt Nam đã nỗ lực vươn lên và từ 2010 (theo WB) chúng tôi đã thuộc Nhóm nền kinh tế đang phát triển có thu nhập trung bình. Năm 2016 GDP đạt 6,21%, nhưng đến năm 2017, GDP tăng lên mức cao là 6,7%; lạm phát giữ ở mức ổn định dưới 5%, thâm hụt ngân sách dưới 4%, nợ công trong giới hạn cho phép (65% GDP); xuất khẩu đạt trên 200 tỷ USD, tăng 15%, giải ngân đầu tư nước ngoài ước đạt 15 tỷ USD tăng 18%. Hết quý 3/2017, thị trường chứng khoán vượt 800 điểm, cao nhất kể từ năm 2008. Mức vốn hóa thị trường vốn đạt 93% GDP. Giai đoạn 2016-2020, phấn đấu GDP tăng trung bình 6,5%-7%/năm.
Dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam, các Bộ trưởng Tài chính, Trưởng đoàn và đại biểu cấp cao đại diện của 21 nền kinh tế thành viên APEC đã cùng thảo luận các vấn đề liên quan đến Đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng; Chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận; Tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai;Và Tài chính bao trùm.
Đối với Hội nghị lần này, tôi mong rằng các Bộ trưởng sẽ tiếp tục các nỗ lực hợp tác, phối hợp chính sách và đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm thực hiện tốt các ưu tiên chính sách, giải quyết những khó khăn, thách thức; hướng tới mục tiêu ổn định hệ thống tài chính, phát triển bền vững và báo cáo lên Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2017”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.
Tại sự kiện, dưới sự chủ trì của Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam, các Bộ trưởng Tài chính, Trưởng đoàn và đại biểu cấp cao đại diện của 21 nền kinh tế thành viên APEC, cùng các tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WBG), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD)... đã có phiên thảo luận về tình hình kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế, hợp tác tài chính trong khu vực và toàn cầu, bao gồm các vấn đề kinh tế nổi bật, thách thức với các nền kinh tế APEC và những chính sách ứng phó phù hợp.
Đồng thời thảo luận các chủ đề ưu tiên trong Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 gồm: Đầu tư dài hạn cho cơ sở hạ tầng; Chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận; Tài chính và bảo hiểm rủi ro thiên tai;Và Tài chính bao trùm.
Các đại biểu cùng Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chụp ảnh lưu niệm nhân sự kiện Hội nghị Bộ trưởng Tài chính APEC 2017 lần thứ 24 được tổ chức tại Hội An (Quảng Nam)
Chiều cùng ngày, các Bộ trưởng, Trưởng đoàn của 21 nền kinh tế thành viên APEC có phiên đối thoại với Hội đồng Tư vấn kinh doanh APEC (ABAC) về một số vấn đề và khuyến nghị để tăng cường đóng góp của khu vực tư nhân vào Tiến trình Bộ trưởng Tài chính. Tiếp đó, các Bộ trưởng cùng thảo luận tình hình thực thi Chiến lược thực hiện Kế hoạch hành động Cebu và thảo luận những vấn đề khác.
Đặc biệt, sau khi thảo luận, xem xét các nội dung quan trọng, các Bộ trưởng, Trưởng đoàn các nền kinh tế thành viên ra ra Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Tài chính APEC.