Tháng 9: CEO Alphabet, Larry Page từ chối dự phiên điều trần của Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ
CEO Amazon Jeff Bezos, COO Facebook Sheryl Sandberg, CEO Alphabet Larry Page trong một buổi gặp gỡ Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Vox
|
Vào tháng 9, Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ đã kêu gọi Twitter, Facebook và Google tham dự phiên điều trần để giảm bớt tác động của quốc gia khác tới các cuộc bầu cử tại Mỹ, thông qua quá trình kiểm duyệt nội dung trên nền tảng.
Đáp lại yêu cầu của Thượng viện, CEO Twitter Jack Dorsey và COO Facebook Sheryl Sandberg đã đồng ý tới dự, chỉ riêng Giám đốc điều hành Larry Page của Alphabet (công ty mẹ Google) từ chối trình diện.
Thời điểm đó, Thượng nghị sĩ Mark Warner nhận định: “Dựa trên quy mô và tầm ảnh hưởng, tôi nghĩ rằng ban lãnh đạo Google sẽ muốn chứng minh những thách thức nghiêm trọng này”.
Tại phiên điều trần, Ủy ban Tình báo Thượng viện đã để trống một ghế cho Google.
Tháng 9: Kế hoạch tư nhân hóa Tesla của CEO Elon Musk và án phạt 20 triệu USD
Kế hoạch tư nhân hóa Tesla của tỷ phú Elon Musk được cho là hậu quả của việc sử dụng chất kích thích. Ảnh: Mashable
|
Trước nay, giới công nghệ đã quá quen với những phát ngôn “gây bão” của tỷ phú Elon Musk trên mạng xã hội. Tuy nhiên sẽ không ai để tâm nếu CEO Tesla không chia sẻ dòng tweet với nội dung: “Đang xem xét việc cá nhân hóa cổ phiếu Tesla ở mức 420 USD”.
Ngay lập tức, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đã khởi kiện ông Musk do đưa ra “những tuyên bố giả mạo và sai lệch”. Ủy ban chỉ trích ông Musk thực hiện hành động trên để gây ấn tượng với bạn gái rapper Grimes là vô trách nhiệm, cho rằng đó là hậu quả cuộc việc sử dụng chất kích thích dẫn tới tình trạng không tỉnh táo.
Cuối cùng, ông Musk đã phải dàn xếp với SEC và đồng ý trả khoản phạt lên tới 20 triệu USD.
Tháng 9: Facebook lại bị tấn công và thất thoát thông tin cá nhân của 29 triệu người
Phong trào xóa Facebook #DeleteFacebook tiếp tục bùng phát trong tháng 9. Ảnh: Cosmo
|
Vào tháng 9, Facebook đã công bố về một lỗ hổng bảo mật trong tính năng “View As”, cho phép hacker có thể truy cập vào hàng triệu tài khoản người dùng. Ngoài ra, hacker cũng có thể khai thác lỗi để lấy đi dữ liệu cá nhân trên các nền tảng liên kết với mạng xã hội như: Instagram, Spotify, Tinder hay Airbnb.
Theo nguồn tin của Wall Street Journal, nhóm điều tra của Facebook kết luận nhóm hacker chỉ là những kẻ gửi thư nặc danh, chứ không hoạt động cho bất kỳ đảng phái chính trị nào. Nó vẫn được coi là “vụ hack tồi tệ nhất trong lịch sử Facebook” và khiến phong trào #DeleteFacebook bùng phát trở lại.
Hai tuần sau, Facebook tiết lộ có 29 triệu tài khoản bị ảnh hưởng bởi vụ tấn công của hacker. Các dữ liệu bị đánh cắp được cho là vô cùng nhạy cảm, bao gồm: thông tin ngày sinh, địa điểm check-in gần nhất, số điện thoại, lịch sử tìm kiếm…
Tháng 10: Google che giấu vụ dữ liệu của 500.000 người rò rỉ trên Google+
Sau khi vụ rò rỉ thông tin cá nhân của 500.000 người dùng bị phanh phui, Google lập tức tuyên bố đóng của Google+. Ảnh: GettyImages
|
Cuối tháng 9, Wall Street Journal tiếp tục công bố một bản báo cáo về lỗ hổng trên Google+ gây rò rỉ thông tin cá nhân của 500.000 người trong tháng 3. Nghiêm trọng hơn, vụ việc đã được trình báo lên ban lãnh đạo Google, nhưng các giám đốc điều hành quyết định che giấu trước công chúng vì sợ bị so sánh với vụ bê bối Cambridge Analytica.
Mặc dù phát triển với mục tiêu thay thế Facebook, nhưng Google+ chưa bao giờ đáp ứng được kỳ vọng. Sau nhiều năm bị ví như “thị trấn ma thuật số”, cuối cùng Google tuyên bố đóng cửa vĩnh viễn nền tảng mạng xã hội này.
Tháng 10: Google đánh đổi 90 triệu USD lấy sự im lặng của “cha đẻ” HĐH Android
"Cha đẻ" HĐH Android Andy Rubin bị tố nhận khoản "lót tay" 90 triệu USD để rời khỏi công ty và giữ im lặng. Ảnh: 9to5google
|
Vào tháng 10, tờ New York Times tiết lộ thỏa thuận ngầm giữa Google và “cha đẻ” HĐH Android Andy Rubin, để ông khỏi công ty trong im lặng. Cụ thể, ông Rubin bị cáo buộc có hành vi gây áp lực để ép một phụ nữ quan hệ tình dục vào năm 2013. Google đã mở cuộc điều tra và xác nhận thông tin từ nạn nhân trước khi yêu cầu ông Andy Rubin nghỉ việc kèm theo khoản “trợ cấp” 90 triệu USD.
Tháng 10: Bão fake news đổ bộ trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống tại Brazil vì WhatsApp
WhatsApp là ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất tại Brazil. Ảnh: Softpedia
|
Brazil hiện có dân số khoảng 210 triệu người và hơn một nửa đang sử dụng WhatsApp. Trong khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016 có sự tham gia của Facebook, thì WhatsApp trở thành tâm điểm của cuộc bầu cử Tổng thống Brazil năm nay.
Trước thềm cuộc bầu cử, nền tảng tin nhắn thuộc sở hữu của Facebook đã tràn ngập tin nhắn rác chưa thông tin sai lệch, lừa đảo và thuyết âm mưu. Và cuối cùng, ứng cử viên cực hữu Jair Bolsonaro đã giành chiến thắng, nhưng bao trùm xung quanh là những nghi ngờ về quan điểm cực đoan của ông.
Tháng 11: Hàng ngàn nhân viên Google trên toàn cầu biểu tình phản đối nạn phân biệt đối xử và quấy rối tình dục
Nhân viên Google tràn xuống đường biểu tình phản đối hành vi quấy rối tình dục. Ảnh: DataHand
|
Vào tháng 11, hàng ngàn nhân viên Google tại khắp các trụ sở trên toàn cầu đã tổ chức một cuộc tuần hành phản đối chính sách xử lý các trường hợp quấy rối tình dục của công ty. Vụ việc bắt nguồn từ báo cáo của tờ New York Times cho rằng ông Andy Rubin, cũng như 48 giám đốc điều hành khác đã được Google đề xuất “gói nghỉ việc” để giữ im lặng về các hành vi sai trái của họ.
Khoảng 1.500 nhân viên đã ký tờ đơn nghỉ việc để biểu tình, họ nói về sự thất vọng đối với văn hóa công sở tại Google, tiêu chuẩn đạo đức đi xuống trong thời gian gần đây và nhắc lại cụm từ đại diện quy tắc ứng xử của công ty: “Đừng trở nên xấu xa” (Don’t be evil).
Tháng 11: Phanh phui thủ đoạn của Facebook, thuê công ty PR để vùi dập tổ chức/cá nhân đối lập
Giám đốc điều hành COO Sheryl Sandberg là tâm điểm chỉ trích trong vụ bê bối mới nhất của Facebook. Ảnh: GettyImages
|
Cùng trong tháng 11, tờ New York Times tiết lộ thêm câu chuyện về Definers, một công ty quan hệ công chúng có liên kết với Facebook đang phát tán thông tin bôi nhọ Apple và nhà tài phiệt George Soros. Ban đầu, lãnh đạo Facebook phủ nhận toàn bộ thông tin mà tờ Times đăng tải, ngay cả khi COO Facebook Sheryl Sandberg xác nhận từng thấy thông tin của Definers trên bàn làm việc và trong hộp thư của mình.
Vụ việc trên cùng danh sách sự cố xảy ra trong năm qua trên nền tảng mạng xã hội khiến cả CEO Mark Zuckerberg và COO Sheryl Sandberg bị yêu cầu từ chức.
Tháng 11: Quyết định bất ngờ về địa điểm xây dựng trụ sở HQ2 của Amazon
Amazon xây dựng 1 trụ sở mới tại 2 địa điểm tách biệt. Ảnh: BI
|
Từ sau khi Amazon tuyên bố thiết lập trụ sở mới, các thành phố tại Mỹ đã cạnh tranh để giành được gói thầu béo bở này. Tới tháng 11, công ty bán lẻ hàng đầu nước Mỹ tuyên bố HQ2 (tên trụ sở mới) sẽ được xây dựng thành 2 khu vực tách biệt ở Long Island City, quận Queens và quận Arlington, bang Virginia.
Kế hoạch của Amazon đã thu hút phản ứng trái chiều từ nhiều phía. Các chính trị gia địa phương cho rằng Amazon cố tình lợi dụng chính sách giảm thuế và trợ cấp vốn của thành phố khi chọn nhiều hơn 1 địa điểm; người dân địa phương thì phàn nàn rằng giá nhà đất sẽ tăng vọt tại các khu vực lân cận; và các giám đốc điều hành công nghệ lớn đã tố cáo vì quyết định có phần thiếu minh bạch của Amazon.
Theo Business Insider