Chiếc điện thoại di động đầu tiên
Mặc dù điện thoại thông minh có vẻ như đã phổ biến từ rất lâu rồi, nhưng ngược chiều lịch sử ta mới biết, chúng mới chỉ xuất hiện từ năm 1973. Motorola DynaTAC 8000X nặng 4,4 kg, một phiên bản cồng kềnh của điện thoại cố định. Mặc dù thiết bị này đã sẵn sàng để sử dụng, với mức giá không hề nhỏ, 3.995 USD, nhưng mãi đến năm 1979, mạng di động mới được đưa vào sử dụng.
Các mạng di động Analog nhanh chóng trở nên lỗi thời, khiến cho các thiết bị DynaTAC gần như vô dụng hoàn toàn. Mặc dù đây dường như là nền tảng, là bước tiến quan trọng đưa điện thoại cầm tay có được các tính năng như hiện nay.
Hệ thống thông minh đầu tiên chỉ với một con chip
SoC là bộ não là sức mạnh của toàn hệ thống. Chúng kiểm soát và điều chỉnh gần như tất cả mọi hoạt động trên điện thoại. Nhưng thiết bị SoC đầu tiên là gì? Hóa ra, nó không hẳn là bộ phận máy tính, nhưng lại được lắp đặt vào vào chiếc đồng hồ kỹ thuật số Hamilton Pulsar. Thiết bị này đã được tiết lộ trên chương trình Jonney Carson vào năm 1970, với thiết kế chứa 44 con chip và 4.000 dây nối.
Mãi đến năm 2008, các SoC mới ra mắt trong các thiết bị di động, khi hãng Qualcomm giới thiệu QSC7230. Kể từ đó, chúng được phát triển với chức năng như linh kiện bán dẫn nhỏ và nhỏ hơn, gần như đạt đến giới hạn về độ chính xác vật lý đến từng nanomet.
Thiết bị camera kỹ thuật số đầu tiên
Những chiếc máy ảnh đã xuất hiện một thời gian dài, nhưng chỉ có chiếc Fujifilm đầu tiên mới hoàn toàn là máy ảnh kỹ thuật số. Lần đầu được công bố tại Photokina vào năm 1988, FujiX DS-1P sử dụng thẻ nhớ SRAM 2 MB để lưu trữ hình ảnh với bộ nhớ dung lượng từ 5 đến 10 file tùy thuộc vào kích thước ảnh. So với những sản phẩm cùng thời, kích thước của chiếc máy ảnh này nhỏ gọn đáng ngạc nhiên. Mặc dù kích thước khung thiết bị khá lớn, nhưng thẻ nhớ bán dẫn vẫn chiếm hầu hết không gian trong máy ảnh. Với độ phân giải 400 killopixel, điện thoại thông minh sẽ phá hỏng hoàn toàn chất lượng ảnh, nhưng thật thú vị khi nhìn lại giai đoạn đầu tiên của công nghệ này.
Mặc dù DS-1P chưa bao giờ được đưa ra thị trường và giữ nguyên mẫu thử nghiệm, những năm sau nó được sản xuất lại thành một máy ảnh kỹ thuật số hoàn chỉnh, FujiX DS-X. Máy ảnh này cũng sử dụng bộ cảm biến 400 killopixel nhưng mỏng hơn nhiều. Dù mức giá là 20.000 USD, công ty dường như đã bán được rất nhiều chiếc cho mọi đối tượng khách hàng, trừ hầu hết các nhiếp ảnh gia đường phố.
Chiếc J-Phone J-SH04 được tập đoàn Sharp Corporation sản xuất là thiết bị di động đầu tiên có camera. Nó có cảm biến CMOS 110.000 pixel. Điều này được nhắc đến như để thiết lập tiêu chuẩn cho các cảm biến tuyệt vời mà chúng ta hiện có trong các thiết bị ngày nay, vì vậy thật vui mừng khi chúng được ra mắt.
Thiết bị GPS thương mại đầu tiên
Mặc dù công nghệ GPS đầu tiên được phát triển phục vụ Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, chính phủ đã cho phép sử dụng công nghệ này vào mục đích dân dụng từ cuối những năm 1980. Công nghệ này được phát triển là kết quả sau Chiến tranh Lạnh ở Hoa Kỳ, từ đó được sử dụng trong đời sống hàng ngày của người dân, cũng như trong thiết bị điện thoại thông minh của chúng ta. Công ty Magellan Navigation đã cho ra mắt hệ thống GPS thương mại đầu tiên vào năm 1989 với giá 2.900 USD, mặc dù nó chỉ giới hạn trong những khu vực không thuộc sở hữu của quân đội Mỹ.
Năm 1999, Benefon Esc! trở thành chiếc điện thoại thương mại đầu tiên có công nghệ GPS. Theo thời gian nó trở nên thông dụng và phổ biến hơn, và cuối cùng trở thành yêu cầu thiết yếu trong mọi thiết bị. Mặc dù được áp dụng công nghệ của quân đội Mỹ, nhưng nó vẫn không cung cấp đủ phổ tín hiệu do các hạn chế quân sự. Năm 2000, chính quyền Clinton đã gỡ bỏ những hạn chế quân sự về công nghệ GPS, cho phép tất cả thường dân truy cập vào toàn bộ quang phổ. Mãi đến đầu năm 2000, hệ thống GPS cá nhân mới được đưa vào sử dụng, nhưng chi phí rất đắt đỏ khi mua từ các công ty như Garmin và TomTom. Tốc độ tăng nhanh của điện thoại thông minh vào cuối năm 2000 đã bắt đầu kết hợp với chip công nghệ GPS, làm cho các thiết bị cầm tay gần như lỗi thời hoàn toàn.
Con quay hồi chuyển Gyroscope đầu tiên
Con quay hồi chuyển là một công cụ khá thú vị. Nó được John Serson phát minh lần đầu năm 1743 để định vị chân trời trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhưng cuối cùng được phát triển để phục vụ nhiều mục đích khác. Mô hình này vẫn giữ nguyên và giữ hình dạng tương tự trong một thời gian dài, cho đến khi quân đội Mỹ cố gắng làm chúng nhỏ gọn hơn để sử dụng trong điểm nhiền của súng phòng không ở trong Thế chiến II. Cuối cùng, chúng được thu nhỏ lại thành các mô quay hồi chuyển dựa trên MEMS ba trục có thể cảm nhận được các chuyển động theo trục X, Y và Z. Mỗi chiếc điện thoại thông minh hiện có trên thị trường đều có cơ chế này, giúp bạn tìm hướng đi trong khi sử dụng GPS, đồng thời cho phép ứng dụng và trò chơi tương tác trực quan hơn.
Bộ cảm biến vân tay đầu tiên
Cảm biến vân tay không hề phổ biến từ sớm như mọi người vẫn nghĩ. Mặc dù sử dụng dấu vân tay như một phương pháp ghi nhận sinh trắc đã tồn tại kể từ thời kỳ Babylon, khi đó người ta sử dụng dấu vân tay của họ dưới dạng chữ ký. Gần đây công nghệ nhận dạng mới trở thành phương tiện cho các thiết bị di động. Chiếc điện thoại thông minh đầu tiên cung cấp công nghệ này là Motorola Atrix 4G, năm 2011, hỗ trợ đắc lực trong việc đăng nhập thiết bị. Năm 2013 Apple cuối cùng đã đi theo xu hướng với iPhone 5S, và kể từ đó hầu hết các thiết bị cao cấp và ngay cả dòng sản phẩm trung cấp đều có một bộ cảm biến vân tay tích hợp sẵn.
Mặc dù Atrix 4G ban đầu chỉ sử dụng để nhận dạng và cách để đăng nhập thiết bị thông qua màn hình khóa, nhưng hầu hết các điện thoại đều sử dụng thẻ nhận dạng sinh trắc để trả tiền cho hàng hoá và dịch vụ cũng như tạo mật khẩu sinh trắc học. Những cảm biến này ngày càng cải thiện hơn và hứa hẹn sẽ thay đổi vượt trội trong vòng vài năm tới.
Màn hình cảm ứng đầu tiên
Mặc dù đây có vẻ là phát minh khá gần, màn hình cảm ứng đã được giới thiệu lần đầu năm 1965 bởi một nhà phát minh tên là E.A. Johnson. Ông lần đầu tiên mô tả cơ chế hoạt động thiết bị này trong cuốn sách "Màn hình cảm ứng - thiết bị nhập / xuất mới cho máy tính". Sau 2 năm. công nghệ này được mô tả chi tiết hơn và trở thành nền tảng cho màn hình cảm ứng điện dung trong nhiều thiết bị ngày nay. Ý tưởng này mất kha khá thời gian để tiếp cận với người tiêu dùng, nhưng nhanh chóng được các nhà điều khiển không lưu Anh thông qua.
Mặc dù công nghệ đã được sử dụng một thời gian, nhưng phải mất gần 30 năm để trở thành linh kiện điện thoại. Chiếc điện thoại đầu tiên có màn hình cảm ứng là IBM Simon, ra mắt năm 1992. Chiếc Simon này trông khá giống với điện thoại Motorola đầu tiên, nhưng nó có màn hình cảm ứng màu đen và trắng dài ở mặt trước. Công nghệ này ngày càng tiến xa hơn, và cuối cùng phát triển thành các thiết bị điện thoại thông minh hiện nay.
Máy nghe nhạc MP3 di động đầu tiên
Mặc dù máy nghe nhạc kỹ thuật số đầu tiên được phát minh vào năm 1979, nhưng phải mất gần 20 năm để trở thành thiết bị di động được, và để hỗ trợ một trong những định dạngsm âm nhạc được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, định dạng MP3. Sae / Han Eiger MPMan đã trở thành máy nghe nhạc MP3 cầm tay đầu tiên vào năm 1997, với dung lượng 32 và 64 MB. Mỗi mô hình có khả năng lưu trữ khoảng 6 hoặc 12 bài hát tương ứng, một con số đáng kinh ngạc tại thời điểm bấy giờ.
Công nghệ này lan rộng nhanh chóng và được các công ty cập nhật, phát triển mỗi năm, cho đến khi Samsung UpRoar trở thành điện thoại di động đầu tiên hỗ trợ các tệp MP3 vào năm 2000. Sự ra mắt của iPod trong năm 2001 đã góp phần làm tăng sự phổ biến của định dạng tệp và gần như mọi thiết bị cầm tay chạy với các loại tập tin trên. Vào năm 2006, những chiếc điện thoại di động tương thích định dạng MP3 đã được bán ra nhiều hơn so với các máy nghe nhạc MP3, điều này đã dẫn đến sự sụt giảm khá nhanh độ phủ sóng của máy nghe nhạc MP3, mặc dù một số chiếc vẫn được bán ngày nay.