Băng rừng tìm công trình trái phép
VietNamNet nhận được nguồn tin phản ánh việc một hộ dân trú quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) xây nhà trái phép trong khu vực rừng phòng hộ Hải Vân, thuộc vùng giáp ranh địa giới Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng.
Điều đáng nói, công trình này nằm gần khu vực Cửa Khẻm, nơi từng gây xôn xao khi tỉnh Thừa Thiên Huế cấp phép đầu tư khu nghỉ dưỡng cho nhà thầu Trung Quốc (dự án này sau đó bị phản đối, rút giấy phép vì được xem là trọng yếu, có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng - PV).
Theo VNNBăng rừng tìm công trình trái phép
VietNamNet nhận được nguồn tin phản ánh việc một hộ dân trú quận Liên Chiểu (Đà Nẵng) xây nhà trái phép trong khu vực rừng phòng hộ Hải Vân, thuộc vùng giáp ranh địa giới Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng.
Điều đáng nói, công trình này nằm gần khu vực Cửa Khẻm, nơi từng gây xôn xao khi tỉnh Thừa Thiên Huế cấp phép đầu tư khu nghỉ dưỡng cho nhà thầu Trung Quốc (dự án này sau đó bị phản đối, rút giấy phép vì được xem là trọng yếu, có ý nghĩa quan trọng về quốc phòng - PV).
Cụm công trình xây dựng trái phép trong khu vực rừng phòng hộ Hải Vân. Ảnh: Cao Thái Từ đỉnh đèo Hải Vân rẽ vào hướng Đảo Ngọc, mất 15 phút đi xe máy tới Trạm quản lý rừng (thuộc BQL rừng phòng hộ Bắc Hải Vân). Từ đây, nhóm PV mất khoảng 2 giờ đi bộ bằng đường đất độc đạo xuyên qua rừng cây bụi mới tiếp cận được khu vực xây dựng trái phép.
Theo quan sát, cụm công trình này nằm sát bên bờ biển ở một vị trí rất đẹp. Tại đây gồm 2 căn nhà được xây trên móng khá kiên cố, đủ bố trí cả bếp ăn, không gian ở và sinh hoạt.
Ngoài ra còn có những hạng mục được bài trí có thể phục vụ nghỉ mát, và chuồng trại chăn nuôi gia súc gia cầm. Khu vực xây dựng trên diện tích khoảng hơn 100m2.
Tại thời điểm nhóm PV tiếp cận, trong căn nhà ở có hai vợ chồng ông Trần Hùng (trú quận Liên Chiểu) cùng con trai. Dù nằm ở vị trí gần như biệt lập hoàn toàn nhưng ở đây vẫn có đủ điện chiếu sáng, nước sinh hoạt.
Một trong hai căn nhà được xây dựng trong khuôn viên hơn 100m2.Ảnh. Cao Thái Những người này cho biết, họ chỉ ở đây trông coi, chăn nuôi ít lợn gà. Chủ nhân thật sự của công trình này là một người khác cũng ở quận Liên Chiểu (Đà Nẵng).
Tồn tại ngang nhiên, 2 tỉnh thành ‘bất lực’
Ngày 29/12, PV VietNamNet đã có buổi làm việc với lãnh đạo thị trấn Lăng Cô và huyện Phú Lộc (Thừa Thiên Huế). Từ đây, ‘gốc tích’ của cụm công trình nói trên dần được sáng tỏ.
Ông Lê Văn Tình, Đội phó Đội Quản lý đô thị huyện Phú Lộc cho biết, ngày 28/3/2013, thị trấn Lăng Cô và Đội này phát hiện một nhóm người xây dựng công trình trái phép trong khu vực rừng phòng hộ Bắc Hải Vân.
Vị trí xây dựng thuộc tiểu khu 251, nằm trong rừng phòng hộ bắc Hải Vân. Ảnh. Cao Thái Tại hiện trường, nhóm công nhân đang xây dựng 2 căn nhà. Lãnh đạo UBND thị trấn Lăng Cô đã lập biên bản yêu cầu ngừng thi công, giữ nguyên hiện trạng. Lúc này, tại đây không có chủ đầu tư. Người ký vào biên bản là ông Trần Hùng, phụ trách việc trông coi ở đây.
Ông Nguyễn Văn Mạnh, Chủ tịch UBND huyện Phú Lộc cho hay, công trình nói trên xây dựng trong vùng rừng giáp ranh Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng.
“Theo bản đồ địa giới hành chính thì vị trí đó thuộc quản lý của Ban quản lý rừng phòng hộ Bắc Hải Vân (đóng ở Lăng Cô – PV). Tuy nhiên nhiều năm qua, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng vẫn chưa phân định rõ ranh giới hành chính. Khu vực giáp ranh rộng khoảng hơn 350ha”, ông Mạnh cho hay.
Phía huyện Phú Lộc cho biết, ngày 6/5/2013, ông Nguyễn Thanh Hà, nguyên Chủ tịch Phú Lộc (hiện là PGĐ Sở Nội vụ Thừa Thiên Huế) đã trực tiếp vào làm việc với lãnh đạo quận Liên Chiểu (Đà Nẵng).
Hai bên thống nhất yêu cầu thị trấn Lăng Cô và phường Hòa Hiệp Bắc (Liên Chiểu) lập biên bản buộc dừng thi công, giữ nguyên hiện trạng và tháo dỡ công trình. Ngày 7/8/2013, hai bên tiếp tục làm việc bàn hướng xử lý công trình trái phép.
Tuy nhiên đến nay sau 3 năm, cụm công trình này không những không tháo dỡ mà người dân còn ở lại sinh hoạt, chăn nuôi trái phép.
“Dân chưa được giao đất, cấp phép mà xây dựng như thế là sai, phải xử lý ngay và xử lý triệt để. Chúng tôi có thiện chí và muốn giải quyết dứt điểm nhưng do là đất giáp ranh nên phải chờ bên Đà Nẵng cùng phối hợp mới được”, ông Lê Văn Tình cho biết.
Phía Đà Nẵng thiếu trách nhiệm?
Trao đổi với VietNamNet, lãnh đạo huyện Phú Lộc, thị trấn Lăng Cô cho hay thời điểm phát hiện công trình trái phép, đơn vị muốn xử lý ngay nhưng lại ‘vướng’ vì là đất giáp ranh, chồng lấn.
Biên bản thống nhất giữa phường Hòa Hiệp Bắc và thị trấn Lăng Cô về hướng xử lý công trình trái phép, lập ngày 7/8/2013. Ảnh. Cao Thái Theo ông Nguyễn Văn Tình, cách xử lý của lãnh đạo phường Hòa Hiệp Bắc (Liên Chiểu) là khó hiểu, có dấu hiệu thiếu trách nhiệm nên sự việc mới dây dưa kéo dài. UBND Lăng Cô nhiều lần mời phường Hòa Hiệp Bắc ra cùng bàn việc xử lý nhưng lãnh đạo phường này báo bận.
Ngày 30/12, PV VietNamNet trực tiếp đếnUBND phường Hòa Hiệp Bắc đăng ký làm việc. Ông Trương Việt, Chủ tịch phường bận công tác và giới thiệu gặp ông Trần Duy Phương, PCT UBND phường trả lời. Ông Phương lại cho rằng chỉ phụ trách văn xã nên không biết nhiều thông tin. Qua điện thoại, ông Phương lại cung cấp thông tin rằng, công trình nói trên được xây dựng từ năm 2005?
Theo nguồn tin VietNamNet có được, cụm công trình nói trên có liên quan đến một cán bộ phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu