Nguyễn Hải Dương (SN 1991, bạn trai cũ của con gái ông Mỹ) thừa nhận chính mình là chủ mưu, đưa ra kịch bản để thảm sát 6 người. Ngoài ra, Dương còn nhờ Vũ Văn Tiến (SN 1991) trợ sức.
Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Người Lao Động, ông cho biết khi bị đối tượng khống chế, bà Nga có lén gọi 2 cuộc gọi đến người thân cầu cứu. Vào ngày 7-7, cộng an đã triệu tập Dương lấy lời khai. Suốt 2 ngày, công an đã phải đấu trí với tên Dương qua các chứng cứ, dấu vết tại hiện trường. Đến ngày 10-7, công an chính thức bắt tạm giam Dương. Ngoài ra, bé Na là con của bà Nga chứ không phải là con của Linh như tin đồn.
Lực lượng công an đánh giá đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng. Theo tài liệu điều tra và chứng cứ thu được, ban chuyên án khẳng định vụ án này chỉ có 2 đối tượng gây án. Chúng hoạt động rất bình tĩnh. Ông khẳng định đối tượng gây án không có tiền án tiền sự, không phải sử dụng chất kích thích. Trước khi gây án chúng uống một ít rượu. Mặc dù hiện trường đã có nhiều người vào gây xáo trộn nhưng công tác khám nghiệm rất công phu tỉ mỉ. Lực lượng công an đã thu thập rất nhiều dấu vết, có cả mẫu xác định gen. Sau khi tìm được nhiều mẫu vật, công an bắt giữ tên Tiến trước, sau đó mới đến bắt Dương.
Nói về lý do bé Na còn sống, Dương cho biết sau khi gây án xong, Dương xuống tầng 1 lấy quần áo để bỏ trốn, nghe tiếng bé Na khóc, Dương đã bế ru cho bé Na ngủ tiếp.
"Chúng tôi nhận thấy dù máu lạnh đến đâu nhưng Dương cũng có hành động thức tỉnh qua việc không nỡ giết cháu bé" - ông Vương nhận xét.
Đại diện gia đình nạn nhân xin báo đính chính, cháu Vỹ hỗ trợ Dương mở cửa để gây án là bị dụ dỗ chứ không phải thông đồng do ngày thường Vỹ rất thích chơi game và Dương rất thân với Vỹ nên đã dụ dỗ cháu.
Ban chuyên án cho biết, 5 người bị chết do đối tượng Dương đâm, cả những vết thương ở cổ cũng do bị đâm chứ không phải là bị cắt. Riêng cháu Vỹ, Tiến là người trói và giết cháu.
Ông Vương cho biết vụ án này sẽ không có yếu tố oan sai, khi các vật chứng rất rõ ràng, đầy đủ. Vụ án này do nằm gần biên giới nên rất khó khăn cho việc phá án, tuy nhiên, cũng có thuận lợi là nhiều dấu vết có máu của đối tượng để lại. Đại diện ban chuyên án cho biết, từ các tang vật không còn nghi ngờ nữa, hoàn toàn chính xác để xác định hung thủ.
Lúc 14 giờ 30 cuộc họp báo kết thúc.
Thân nhân của ông Mỹ tham dự buổi họp báo
Theo thông cáo báo chí: Lúc 7 giờ sáng 7-7, công an nhận được tin báo xảy ra vụ án giết người tại nhà ông Lê Văn Mỹ, ấp 1, xã Minh Hưng, Hớn Quảng, Bình Phước.
Đến 15 giờ ngày 10-7, ban chuyên án đã bắt được 2 đối tượng Nguyễn Hải Dương (SN 1991, tại An Giang, ngụ huyện Hóc Môn, TP HCM) và Vũ Văn Tiến (SN 1991, quê quán Bình Phước, ngụ huyện Hóc Môn, TP HCM).
Qua đấu tranh khai thác 2 đối tượng khai nhận hành vi phạm tội như sau: Nguyễn Hải Dương và Lê Thị Ánh Linh có quan hệ tình cảm nhưng bị gia đình của Linh không đồng ý nên Linh chủ động chia tay. Khoảng tháng 4-2015, Nguyễn Hải Dương nảy sinh ý định giết Linh và gia đình ông Mỹ, cướp tài sản để trả thù.
Để chuẩn bị cho hành vi phạm tội Dương lên kế hoạch mua một súng bắn bi giá 6 triệu đồng, 1 khẩu súng điện giá 2 triệu đồng, 1 dao Thái Lan dài 30 cm, 1 dao bấm dài 7 cm, mua 1 sim rác để liên lạc, mua găng tay, khẩu trang bịt mặt, mượn xe máy của Trần thị Trinh (dì của Dương) lấy 10 dây rút nhựa, 1 cuộn băng keo dính để bịt miệng nạn nhân.
Để đột nhập vào nhà ông Mỹ, Dương biết nhà ông Mỹ đều có khóa trong nên đã lừa Vỹ cho tiền và quà để Vỹ xuống mở cổng cho Dương vào nhà ông Mỹ. Theo đúng kế hoạch, vào 2 giờ ngày 7-7, Dương và Tiến đi xe máy đến, nhắn tin cho Vỹ ra mở cổng rồi khống chế, giết Vỹ ngay gần cổng ra vào.
Sau khi giết Vỹ, chúng xông lên lầu, bắt trói cháu Linh và cháu Như, dùng băng keo bịt miệng Linh và Như, trói vào cửa sổ rồi xuống bắt trói ông Mỹ và cháu Quốc Anh (con ông Mỹ), khống chế bà Nga và yêu cầu bà Nga chỉ nơi cất giấu tiền và tài sản nhưng bà Nga đã tự mở két sắt nhưng không có tiền và tải sản quý bọn chúng đã lục soát trong phòng rồi cướp hơn 4 triệu đồng và 1 số đô la. Sau đó bọn chúng trói bà Nga lại, dẫn cháu Quốc Anh tra khảo, hỏi tiền và tài sản nhưng cháu Quốc Anh trả lời không biết, bọn chúng đã giết cháu Quốc Anh.
Sau khi giết Quốc Anh, bọn chúng trở lại phòng ông Mỹ, giết chết bà Nga và ông Mỹ. Rồi tiếp tục lên lầu tra khảo cháu Linh, cháu Như về tiền và tài sản nhưng không có nên bọn chúng giết Như và Linh đồng thời lấy đi 5 điện thoại, 1 Ipad của các nạn nhân.
Chỉ có 2 hung thủ, đề nghị không suy diễn
Thiếu tướng HỒ SĨ TIẾN nói: “Khó khăn lớn là tất cả nạn nhân đã chết hết, dấu vết chứng cứ, nhân chứng không nhiều. Hiện trường bị phân tán, hơn 100 công nhân vào hiện trường trước cơ quan công an gây khó cho công tác khám nghiệm. Chúng tôi phải sàng lọc rất nhiều chứng cứ để đấu tranh. Tuy nhiên cũng có thuận lợi là có dấu vết như gen, máu và dấu vết khác tại hiện trường. Từ đây, chúng tôi khoanh vùng đối tượng, truy xét theo định hướng. Nguồn cung cấp của nhân dân trong khu vực và lời khai của người biết việc cũng giúp Ban chuyên án rất nhiều để phá án.
Tôi đề nghị báo chí không nên suy diễn. Ví dụ có báo cho rằng hai đối tượng không thể gây án như vậy được nhưng thực tế là hai đối tượng này gây án. Có báo nói có thể người nhà thông đồng với đối tượng tham gia gây án là không chính xác, những bình luận suy diễn là không nên. |
Thiếu tướng HỒ SĨ TIẾN |
* Ông giải thích thế nào về việc ông Hưng - em trai nạn nhân Nguyễn Lê Thị Ánh Nga cho biết đã nhận được các cuộc gọi nạn nhân vào thời điểm gây án?
- Việc ông Hưng cung cấp các cuộc gọi nửa đêm từ bà Nga và cháu Dư Ngọc Tố Như là hoàn toàn đúng. Qua lời khai, Dương và Tiến thừa nhận khi cả hai đang khống chế bà Nga thì có cuộc gọi đến và chúng hỏi ai gọi thì bà Nga trả lời là người lái xe gọi đến để hỏi về việc lấy hàng. Bà Nga nói với Dương và Tiến là hãy rời đi khỏi hiện trường đi, nếu không thì lái xe sẽ đến. Ngay lập tức cả hai khống chế, yêu cầu bà này gọi điện thoại lại cho người lái xe là đừng đến. Bà Nga gọi lại đúng theo ý đối tượng, rồi đối tượng đã sát hại.
Còn cháu Như khi bị trói ở tầng 2, điện thoại của Như còn để trong túi, đối tượng chưa kịp khống chế thì Như kịp bấm hai cuộc gọi đến số của anh Hưng. Sau đó Hưng gọi lại thì cháu Như không thể nói chuyện được vì miệng bị dính băng keo Như chỉ nói được “cậu ơi” rồi không liên lạc được nữa. Vì không gọi được cháu Như nên ông Hưng tiếp tục thực hiện cuộc gọi cho bà Nga và bà Nga cũng bị khống chế nên kêu ông Hưng “ngủ đi”.
* Còn chi tiết camera bị hư, bảo vệ công ty nghỉ việc, điện đường bị tắt có liên quan đến vụ án không?
- Tôi khẳng định các camera là do gia đình ông Mỹ tự thay đổi vị trí, điện bị tắt là ngẫu nhiên, dấu tay là do nhiều người sửa điện để lại trên tường. Để vào nhà ông Mỹ thì không hề dễ. Chính vì thế nên Dương mới dụ dỗ Vỹ mở cửa giúp mình vào nhà. Tôi khẳng định tài liệu điều tra trên là khách quan, chính xác.
Chúng tôi đã căn cứ nhiều chứng cứ, dấu vết, diễn biến, đấu tranh liên tục của điều tra viên để bắt đối tượng thừa nhận hành vi một cách thuyết phục. Có những lúc Dương đã im lặng, không trình bày, khai nhận nhưng điều tra viên đã kiên trì đấu tranh, buộc Dương đã thừa nhận hành vi. Đó cũng là khó khăn cho cơ quan điều tra.
Tuy nhiên, khi chúng ta đã đầy đủ chứng cứ thuyết phục đối tượng thừa nhận hành vi thì lời khai sẽ thành khẩn. Nếu chúng ta chưa đủ chứng cứ thì đối tượng không thừa nhận, ngoan cố.
* Ông muốn nhắn nhủ gì với báo chí về việc đưa tin, khi hung thủ đã bị bắt nhưng vẫn còn đó gia đình nạn nhân và gia đình của hung thủ, có thể cũng bị ảnh hưởng từ những tin tức, dư luận của vụ án?
- Hôm nay cơ quan điều tra thông báo chính thức từ lãnh đạo Bộ Công an cho báo chí. Đến nay, cũng không còn có dấu vết lạ tại hiện trường có thể suy đoán về đối tượng khác gây án.
Tôi đề nghị báo chí không nên suy diễn. Ví dụ có báo cho rằng hai đối tượng không thể gây án như vậy được nhưng thực tế là hai đối tượng này gây án. Có báo nói có thể người nhà thông đồng với đối tượng tham gia gây án là không chính xác, những bình luận suy diễn là không nên.
Và cũng không nên bình luận là giết người dã man tàn bạo thì là sát thủ chuyên nghiệp, không phải là người có kinh nghiệm gây án. Khi gây án, sự ra tay tàn bạo của đối tượng dồn vào nạn nhân là rất quyết liệt. Khi bắt được hai nghi can, dựa vào lời khai cùng với dấu vết, tang vật chứng để khẳng định không có đối tượng thứ 3, và gia đình nạn nhân không liên quan đến việc tham gia gây án.
Tôi nhớ, trước đây, khi vụ Luyện thì báo chí cũng cho rằng có nhiều người nhưng chỉ mình Luyện. Khi điều tra, lực lượng điều tra có thể căn cứ hiện trường đưa ra nhận định có thể có nhiều người. Nhưng khi đã bắt được đối tượng thì nhận định ban đầu không còn nữa.
Theo NLĐ