(Ở nhiều nước châu Á đã từng bị Nhật Bản xâm lược trong thế kỷ XX, đền Yasukuni - một địa chỉ quan trọng của Shinto - là một biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản).
May mắn là ngôi đền không bị thiệt hại và không có ai bị thương. Chỉ có trần một phòng vệ sinh công cộng đã bị phá hoại. Ở đây nảy ra câu hỏi: liệu mức án 4 năm tù giam có quá nghiêm khắc đối với hành vi này?
Sau vụ nổ ở ngôi đền Yasukuni, các phương tiện truyền thông Nhật Bản vội vàng đổ lỗi cho Hàn Quốc và Trung Quốc về sự cố này. Báo chí Nhật Bản lưu ý rằng, ở hai nước đó có rất nhiều tổ chức sẵn sàng thực hiện những hành động hung hăng do những vấn đề "lịch sử để lại". Mà đây là những hành vi sặc mùi khủng bố có nguồn gốc từ thế kỷ trước.
Đáng tiếc, cụm từ "chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa thực dân Nhật Bản" vẫn làm cho nhiều người dân Hàn Quốc khó chịu. Kết quả là có thể xuất hiện những người mất cân bằng tâm thần có ý định thực hiện những hành vi tương tự như những gì đã xảy ra ở đền Yasukuni.
Trong một cuộc phỏng vấn của đài Sputnik, ông Georgy Toloraya, người phụ trách chương trình Triều Tiên của Viện Kinh tế thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, cho biết:
"Vụ nổ và hành vi khủng bố chắc chắn là tội ác nghiêm trọng nhằm chống lại nhà nước. Do đó, rất khó để tranh luận về phán quyết của tòa án.
Trong trường hợp này có cả động cơ chính trị. Hàn Quốc vẫn không hài lòng với nhận thức và trách nhiệm của Nhật Bản về thời kỳ quá khứ lịch sử. Theo ý kiến của Seoul, Nhật Bản ăn năn về quá khứ chưa đúng mức và không xin lỗi vì tội ác của họ trong thời gian thế chiến II.
Các yêu sách lịch sử vẫn là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quan hệ song phương. Vì vậy, rõ ràng là phán quyết của tòa án Nhật Bản có thể gây ra một đợt căng thẳng mới giữa Seoul và Tokyo… Người ta nhớ rất lâu sự xúc phạm đến nhân dân".
Trước đây và đặc biệt trong thời đại hiện nay, chủ nghĩa khủng bố là một phương tiện để đạt được mục tiêu chính trị.Không phải ngẫu nhiên mà Nhật Bản coi hành vị của "kẻ phá nổ phòng vệ sinh" người Hàn Quốc là một tội phạm nghiêm trọng.
Nhưng, Hàn Quốc có ý kiến khác về vấn đề này. Trong một cuộc phỏng vấn với đài Sputnik, chuyên gia về Triều Tiên Konstantin Asmolov cho biết:
"Chàng trai này coi mình là người kế thừa sự nghiệp của các chiến sĩ Hàn Quốc đấu tranh vì tự do chống lại sự áp bức của Nhật Bản. Ở Hàn Quốc, các nhân vật này được gọi là "người đấu tranh vì công lý", còn ở Nhật Bản họ được coi là những kẻ khủng bố.
Cộng hòa Hàn Quốc đã cố gắng biện minh cho hành vi của chàng trai này: dường như anh ta đã hành động như vậy vì mục đích cao cả — để khôi phục lại sự thật! Về mặt này có thể nhắc nhở về vụ tấn công đại sứ Mỹ và đại sứ Nhật Bản tại Hàn Quốc, do những người dân tộc chủ nghĩa cực đoan thực hiện.
Đối tượng tấn công đại sứ Nhật Bản bị kết án 2 năm tù (án treo). Và đối tượng tấn công đại sứ Mỹ đã bị kết tội giết người bất thành và sẽ phải lĩnh án 12 năm tù giam. Nhận thấy sự khác biệt chưa?"
Trong mọi trường hợp, những sự cố như vụ nổ trong ngôi đền và vụ tấn công đại sứ không góp phần bình thường hóa quan hệ giữa Seoul và Tokyo.