Vũ khí nguy hiểm của Trung Quốc ăn cắp chủ quyền.

Vũ khí của Bắc Kinh là chiếc phà khổng lồ lắp đặt một máy nạo vét khủng. Con quái vật này có thể vẽ lại bản đồ và thay đổi hải giới theo nghĩa đen. Hơn thế nữa, tổ hợp tàu cuốc nạo vét khổng lồ này làm việc không ngừng nghỉ, 24/24.
Tàu cuốc Trung Quốc có tên là Tian Jing Hao
Tàu cuốc Trung Quốc có tên là Tian Jing Hao

Theo những bức không ảnh chụp gần đây nhất thì chiếc tàu cuốc khổng lồ này đang hoạt động trong vùng nước thuộc quần đảo Trường Sa, khu vực mà Trung Quốc đang muốn đòi hỏi chủ quyền tất cả và gây xung đột với hầu hết các nước: Đài Loan,Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia.

Với chiếc tàu cuốc xâm lược nguy hiểm này, Trung Quốc đã nhanh chóng biến các đảo rất nhỏ, các dải đá ngầm trên quần đảo Trường Sa thành các hòn đảo nhân tạo, trên đó có thể xây dựng nhà và các công trình khác nhau, cơ sở công nghiệp và các sân bay đường băng ngắn. Hiện nay chiếc phà – tàu cuốc khổng lồ đang hoạt động trên sáu hòn đảo sản hô thuộc quần đảo Trường Sa.

Các nhà phân tích an ninh thế giới nhận xét, xây dựng các đảo nhân tạo bằng chiếc tàu cuốc này – có tên là Tian Jing Hao – thực sự là hành động bành trướng đẩy tham vọng của đường lưỡi bò đồng thời mang tính khiêu khích do những gì mà Trung Quốc đã gây ra trong thời gian gần đây đã tạo lên những phản kháng dữ dội từ phía các nước châu Á và có thể bùng nổ xung đột có vũ trang chỉ cần một mồi lửa nhỏ.

Sức mạnh nạo vét đát biển của tàu cuốc rất ấn tượng. Nó có thể vét từ đáy biển lên bề mặt khoảng 4,5 nghìn. m3 cát trong 1 giờ. Tốc độ và công suất này cho phép tàu cuốc chỉ trong vòng 10 tháng có thể thay đổi 5 rặng san hô ở Trường Sa đến không thể nhận ra được nữa. Theo những bức không ảnh chụp được, chiếc tàu cuốc xâm lược dài 127 m này, Bắc Kinh trong vòng 3 tháng đã biến hai rặng san hô trên quần đảo Trường Sa thành đảo nhỏ mà trên đó có thể bắt đầu xây dựng.

Các nước láng giềng Trung Quốc đặc biệt lo ngại khi tàu cuốc khổng lồ Tian Jing Hao hoạt động ở khu vực rặng san hô Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef ), có ý nghĩa chiến lược quan trọng do có nhiều tuyến vận tải hàng hải qua lại. Lầu Năm Góc cho rằng trong giai đoạn này khả năng xây dựng các căn cứ quân sự trên đảo rất thấp, do chúng dễ dàng trở thành mục tiêu đơn giản đối với hệ thống tên lửa có trong biên chế của Việt Nam.

Nhưng các chuyên gia quân sự cũng hiểu rất rõ rằng nếu xây dựng các hải cảng hoặc các đường băng cất hạ cánh cho máy bay thì các đảo nhân tạo này sẽ trở thành các thành tố trong hệ thống kiểm soát không phận biển Đông và phòng không (ADIZ) biển Đông.

Những hòn đảo nhân tạo mọc lên từ những rặng san hô của Trung Quốc đang phá hoại môi trường biển và là công cụ chủ yếu để Bắc Kinh đòi hỏi phi pháp chủ quyền trong khu vực. Theo ý kiến của các nhà bình luận và chuyên gia, Trung Quốc đang thèm khát vô độ nguồn tài nguyên khoáng sản dưới đáy biển và tham vọng có được vị trí chiến lược để khống chế khu vực châu Á Thái Bình Dương, tất cả những điều đó đang kích động ngòi nổ cho một cuộc xung đột giữa đại lục và các nước láng giềng. Xác suất một kịch bản sự kiện như vậy rất cao.

Chỉ cần nhớ lại vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 hạ đặt trong khu vực đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã gây lên một làn sóng đấu tranh chống chính sách bành trướng của Trung Quốc, lan rộng ra toàn thế giới khiến ngay cả Bắc Kinh cũng phải kinh ngạc.

Những tranh chấp chủ quyền các rặng san hô Johnson, Cuarteron và  Gaven liên tục gây lên sự căng thẳng giữa Trung Quốc và Philiphine, khi cả hai nước đều tuyên bố về chủ quyền của các đảo này. Cũng trên đảo san hô Johnson, vào năm 1988, các tàu chiến của Trung Quốc đã tấn công các tàu vận tải của Việt Nam, gây lên cái chết của hàng chục người. Manila phản đối mạnh mẽ với những yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc. Bắc Kinh, giống như mọi khi, ỷ vài thế mạnh của mình – tuyên bố: không có tranh chấp về chủ quyền đối với quần đảo có một lý do rất đơn giản - nó thuộc về Trung Quốc và không thể khác.

Các nhà ngoại giao nước ngoài tại Bắc Kinh cho rằng, hoạt động của tàu cuốc khổng lồ ngoài biển Đông thực tế là một phép thử. Lợi dụng tình hình phức tạp ở Ukraine và sự trỗi dậy mạnh mẽ của ISIL, chủ tịch Tập Cận Bình đang muốn kiểm tra xem phản ứng của Washington liệu có thể đi xa hơn những tuyên bố hùng hồn đã thể hiện hồi tháng Năm năm nay?

Rò ràng những động thái liên tiếp của Trung Quốc trên biển Đông trong tình hình phức tạp của thế giới đang đặt ra cho các nước thuộc châu Á Thái Bình Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng trước một tình thế mới. Bằng các thủ đoạn quân – dân sự kết hợp, Bắc Kinh đang từng bước đặt quyền khống chế biển Đông và hiện thực hóa tham vọng đường lưỡi bò, những hành động mà đại lục đang thực hiện đòi hỏi các nước châu Á Thái Bình Dương phải có những giải pháp bảo vệ quyền lợi chính đáng của đất nước mình.

Theo: QPAN