|
Ông Phạm Ngọc Anh - Trưởng phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy
|
Ông Ngọc Anh cũng thông tin, trong hồ sơ của cơ quan chức năng, nhà trường đăng ký tên “Trường Tiểu học Gateway”, chứ không có chữ "quốc tế".
“Chữ "quốc tế" có lẽ là do một số trường ngoài công lập tự thêm vào, nhằm quảng cáo thêm, thu hút học sinh. Còn theo điều luật không có trường quốc tế” – Ông nói.
Bên cạnh đó, ông Ngọc Anh cũng thông tin, hiện nay trên địa bàn quận chỉ có một trường có yếu tố nước ngoài. Các trường hợp này đã được báo cáo tới Sở GD&ĐT TP Hà Nội. Một lần nữa, ông Ngọc Anh tái khẳng định không có trường quốc tế hay văn bản nào cho phép đăng ký trường quốc tế trên địa bàn quận.
Vậy, với việc các trường tự gắn mác quốc tế để thu hút học sinh, là một yếu tố để học phí tăng cao, Phòng GD&ĐT quận đã biết, nhưng tại sao bao năm nay Phòng GD&ĐT vẫn ngó lơ danh hiệu "trường quốc tế" của Gateway"? Rất tiếc, câu hỏi này đã bị ông Phạm Ngọc Anh từ chối trả lời.
|
Biển hiệu của nhà trường ghi rõ từ "international school" có nghĩa là trường quốc tế
|
Thực tế, không chỉ có trường Gateway, mà nhiều trường học khác cũng gắn thêm mác “quốc tế” vào để thu hút học sinh.
Từ đây, nhiều nghi vấn đặt ra trong việc kiểm tra và quản lý hệ thống trường “quốc tế” trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội: Vì sao Phòng GD&ĐT quận Cầu Giấy đã nắm được sự việc nhưng không chấn chỉnh? Thực tế, việc trường tự gắn mác "quốc tế" khiến cho nhiều phụ huynh cho rằng trường thực sự đạt tiêu chuẩn quốc tế, chuyên nghiệp trong chăm sóc trẻ, tin tưởng giao con và chịu mức học phí cũng "quốc tế", nhưng sự thật thì hoàn toàn ngược lại, việc này có phải là lừa đảo người tiêu dùng hay không?
Đọc thêm: