Tại buổi tọa đàm góp ý kiến sửa đổi dự thảo Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi) ngày 12/5 do Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức.
Theo ông Lịch, dự thảo quy định cơ quan có thẩm quyền quyết định việc sử dụng ngân sách nhà nước là cụm từ sử dụng quá rộng, trong khi thực chất ngân sách nhà nước chỉ có hai nơi quyết định là Quốc hội và HĐND các cấp.
Ông Lịch đề xuất luật nên quy định rõ dự toán đã được Quốc hội hoặc HĐND các cấp quyết định, phê duyệt. Việc sử dụng từ ngữ tùy tiện khiến các cơ quan xài tiền một cách tùy tiện.
“Tôi đã đi nhiều nước nhưng không có nước nào xài tiền tùy tiện như VN. Tôi làm việc với Quốc hội Pháp, họ không mời được bữa cơm vì chưa thông qua ngân sách. Ở đây dự thảo viết là cơ quan có thẩm quyền, đó là cơ quan nào?” - ông nói.
Chuyên gia Nguyễn Trần Bạt: VN tiêu hoang hơn Mỹ
Còn khi nói về hiện tượng tiêu xài một cách xa xỉ, đặc biệt đối với nước nghèo như Việt Nam, chuyên gia Nguyễn Trần Bạt cho rằng đó là hiện tượng đáng lên án. Điều đáng lên án vì nó truyền bá một thói quen sống bất chấp năng lực của nền kinh tế, năng lực của nền công nghiệp, gây khó cho việc xác định tiêu chuẩn tiêu dùng phù hợp với điều kiện phát triển của một dân tộc.
Việc tiêu xài ở Việt Nam đã thành chuyện nổi tiếng trên thế giới. Tôi có nhiều người bạn quốc tế có trình độ cao, có thu nhập lớn, trong đó có những người là tỷ phú, họ cực kỳ ngạc nhiên trước sự tiêu xài của không ít người Việt. Những năm 70 của thế kỷ trước, tôi có làm việc với một giáo sư người Pháp khi ông này sang Việt Nam công tác.
Thấy người lái xe hút thuốc ba số 5, ông ấy hỏi: "Lương anh tương đương với bao nhiêu gói thuốc? ". Người lái xe nói lương một ngày mua được 3-4 điếu thuốc. Ông giáo sư ấy thốt lên: "Người Việt tiêu xài còn hơn cả Mỹ!". Thói quen tiêu xài hoang phí của một số người Việt không phải bây giờ mới có. Nó có từ khi trước đổi mới, kể cả lúc nghèo khổ và cực kỳ nghèo khổ. Tôi cho rằng đó là một thói quen xấu, cần phải thay đổi.
Tôi nghĩ cũng chỉ có một phần thôi. Cái chính tiêu xài hoang phí xuất phát từ những món tiền kiếm được một cách... “ngẫu nhiên” và phi lao động.
Đảo lộn cán cán thanh toán
TS. Võ Trí Thành thuộc Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương nhận xét, tiêu dùng của người Việt Nam đã tăng nhanh hơn đáng kể so với tốc độ tăng GDP trong vài năm gần đây. Bằng chứng là tỷ lệ tiết kiệm trong nước trên GDP chỉ tăng từ hơn 27% năm 2000 lên 31% trong các năm 2006 và 2007.
“Tăng tiêu dùng, nhất là từ nguồn nhập khẩu, sẽ làm đảo lộn cán cân thanh toán vĩ mô. Đây là điều đáng lo ngại”, ông Thành nói. Nhập siêu của Việt Nam lên đến 7,4 tỉ USD trong quý 1 và dự kiến sẽ lên đến 19 tỉ USD trong cả năm nay.
TS. Lê Xuân Nghĩa của Ngân hàng Nhà nước nói với báo chí rằng ông không tin hàng nhập khẩu cho tiêu dùng ít ỏi như đã công bố trong các thống kê chính thức. Ông nói: “Hàng hóa nước ngoài đang tràn ngập thị trường Việt Nam. Nó cho thấy cầu tiêu dùng đang bị đẩy lên rất cao”.
Một báo cáo của ngân hàng thế giới cũng cho thấy điều này. Họ đã chia dân số Việt Nam ra thành năm nhóm quy mô như nhau. Họ phát hiện ra nhóm 20% người giàu nhất Việt Nam chiếm tới 43,3% tổng chi tiêu của cả nước, so với 7,2% của nhóm 20% người nghèo nhất. Điều này có nghĩa là một người ở nhóm giàu nhất chi tiêu nhiều gấp sáu lần một người trung bình ở nhóm nghèo nhất.
Cách tiêu tiền của một bộ phận không nhỏ khác thuộc tầng lớp của giàu sang đang trở thành một vấn đề lớn cho Việt Nam, nơi phần lớn người dân đang sống quanh ngưỡng đói nghèo.
Và mức thâm hụt thương mại lên đến 17% GDP, mà một phần không nhỏ ở đó được đóng góp bởi hàng tiêu dùng xa xỉ nhập khẩu cho tầng lớp trung lưu đang trở thành một nguy cơ lớn đối với nền kinh tế vốn dựa vào nông nghiệp này.
Theo Đất Việt