Việt Nam dần "chia tay" vũ khí Nga, tăng mua đồ Mỹ?

VietTimes -- Theo Defense News cho biết: Bộ Ngoại giao Mỹ đang muốn Việt Nam giảm mua bán vũ khí của Nga và mua thêm nhiều vũ khí từ Mỹ. Nhưng các chuyên gia nói giá và sự phức tạp của kỹ thuật Mỹ có thể khiến quá trình này khó xảy ra. 
Theo Bộ Thương mại Mỹ, từ 2005 cho tới 2014, Việt Nam đã tăng ngân sách quốc phòng lên tới 400%. Nhưng Việt Nam vẫn chưa quyết định sẽ mua các vũ khí do Mỹ chế tạo ngay cả khi Mỹ đã gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam vào năm 2016, quan chức của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết. 
"Việt Nam đặc biệt quan tâm tới mối cộng tác anh ninh lớn hơn... Chúng tôi đang khuyến khích họ nhìn vào sự hỗ trợ của Mỹ để đa dạng hóa các nguồn cung cấp quốc phòng ngoài các nguồn cung cấp thiết bị họ có từ trước như Nga, sang việc mua các thiết bị của Mỹ. Điều này sẽ giúp họ có thêm khả năng quốc phòng đồng thời tăng quan hệ đối tác cho sự tương kết và ảnh hưởng lẫn nhau với quân đội của chúng tôi".
Trong tháng trước, rất nhiều quan chức cấp cao về an ninh của Mỹ đã thăm Việt Nam nhằm củng cố quan hệ ngoại giao và quân sự giữa hai nước. Trong chuyến thăm mới đây, Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis thông báo Mỹ sẽ đưa tàu sân bay tới thăm cảng Việt Nam - Điều mà Mỹ chưa bao giờ làm kể từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc. Trước khi tới Triển lãm hàng không Singapore Airshow để gặp các đối tác về quốc tế và công nghiệp của Mỹ, đại sứ Tina Kaidanow - phó trợ lý Ngoại trưởng thứ nhất về các hoạt động chính trị - quân sự cũng đã dừng chân tại Việt Nam để tham gia Đối thoại Chính trị - An ninh - Quốc phòng Việt Mỹ.
Máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ chế tạo.Máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ chế tạo.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn qua điện thoại, bà Kaidanow nói rằng quan hệ Việt - Mỹ đang được cải thiện và hai chính quyền đang muốn có thêm nhiều hợp đồng quốc phòng giữa hai nước. "Với đà tăng trưởng và là một quốc gia có chủ quyền, họ sẽ trang bị những hệ thống quốc phòng thế nào... Chắc chắn, hy vọng của chúng tôi là họ sẽ quan tâm tới các công ty Mỹ không chỉ ở trong lĩnh vực quốc phòng mà còn ở các lĩnh vực khác mà những yếu tố trong hoạt động thương mại của chúng tôi đủ quan trọng để họ để ý tới". 
Quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: "Việt Nam có quan tâm tới kỹ thuật quân sự của Mỹ ví dụ như sự chuyển giao tàu tuần tra lớp Hamilton từ lực lượng tuần duyên Mỹ năm 2016 và những hợp đồng đơn lẻ được chính phủ Mỹ chấp thuận như máy bay không người lái Boeing-Insitu ScanEagle cho nhiệm vụ giám sát của Hải quân". Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa quen với việc sử dụng các chương trình thương mại quân sự nước ngoài và thương mại trực tiếp - 2 cách khác để mua vũ khí từ Mỹ hay Bộ Thương mại Mỹ. "Họ vẫn tìm hiểu về hệ thống của chúng ta và chúng ta đang làm cách tốt nhất để chắc chắn họ hiểu những gì hệ thống của Mỹ có thể cung cấp và cách thức nó hoạt động... Đôi lúc hệ thống của Mỹ có thể hơi rắc rối và vì thế cần giúp họ quen thuộc với những lựa chọn như cách họ có thể mua vũ khí Mỹ từ chương trình quốc phòng ngoại giao hay mua trực tiếp từ Bộ Thương mại".
Máy bay JAS- 39 Gripen của Thụy Điển.Máy bay JAS- 39 Gripen của Thụy Điển.

Việt Nam có một lịch sử lâu dài trong việc mua vũ khí do Nga chế tạo mà với quân đội Việt Nam thì vũ khí Nga rẻ và có tính phức hợp hơn vũ khí Mỹ. Dù vậy, Việt Nam cũng đang muốn giảm mua vũ khí từ Nga, Collin Koh Swee Lean một cộng tác nghiên cứu chuyên về hoạt động hải quân tại Đông Nam Á tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam cho biết. "Hà Nội có rất nhiều vấn đề phải làm với chính sách xuất khẩu vũ khí của Nga cả về mặt hợp đồng và giá nhưng Nga cũng đã chuyển giao để Việt Nam tiếp cận đáng kể với các kỹ thuật quốc phòng của họ... Cũng không loại trừ khả năng một vài nước không thân thiện đòi hỏi Moscow phải ngừng cung cấp vũ khí cho Việt Nam".

Euan Graham giám đốc Chương trình an ninh quốc tế của viện Lowy nói đang có nhiều động lực để Việt Nam trở thành một khách hàng lớn của Mỹ: "Việt Nam là một nước nhập khẩu lớn về vũ khí. Với những vũ khí tối tân có thể họ sẽ mua cả những chiếc F-16. Đây là một bước tiến bộ lớn nhưng họ cũng có thể lựa chọn những vũ khí rẻ hơn không có xuất xứ Nga như máy bay chiến đấu Gripen của Thụy Điển... Dù sao, đôi khi những kỹ thuật của Mỹ dù đã cũ với các hệ thống đã từng được sử dụng như máy bay do thám hải quân P-3 vẫn rất phức tạp và đắt đỏ với quân đội Việt Nam".
Máy bay tuần tra hải quân P-3 Poseidon của Mỹ.Máy bay tuần tra hải quân P-3 Poseidon của Mỹ.

Có thể nếu không mua vũ khí của Nga, Việt Nam có khả năng hướng tới Israel hơn là Mỹ... Có thể vì các sản phẩm của Israel có giá trị tốt hơn với quân đội Việt Nam. Đồng thời vẫn có những yếu tố khúc mắc giữa Việt Nam và Mỹ", ông Lean cho biết. "Nỗ lực để tăng quan hệ về quốc phòng và an ninh có thể gợi tới những khúc mắc của hai bên từ trong quá khứ. Hơn nữa, cũng có những rủi ro tới từ việc hai nước có nền chính trị và các tiêu chuẩn khác nhau..."

Tại triển lãm hàng không Singapore Airshow, phái đoàn Việt Nam tham gia một cách hạn chế nhưng ông Orlando Carvalho - trưởng bộ phận hàng không học của Lockheed Martin cho biết: "Hôm nay, chúng tôi đã thấy đoàn Việt Nam tới khu trưng bày. Trước đây, Việt Nam đã có mối quan tâm tới những chiếc máy bay P-3... Theo tôi nghĩ, Việt Nam vẫn đang tìm hiểu. Nhưng nếu Việt Nam thực sự muốn có bước tiến mới và quan tâm tới các sản phẩm chúng tôi có một cách nghiêm túc, chúng tôi rất vui khi thảo luận với họ".