Sự kiện có sự tham dự của gần 100 đại biểu đến từ các bộ và cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức liên chính phủ và quốc tế, đại diện các phái đoàn ngoại giao. Đặc biệt Hội nghị có sự tham dự của Đại tá Lê Văn Chương, Phó Cục trưởng Cục Tham mưu cảnh sát, Bộ Công an Việt Nam; ông David Pennant, Cán bộ Cao cấp Đặc trách Việt Nam, Bộ Nội Vụ Anh, cùng các chuyên gia về tội phạm nô lệ thời hiện đại và buôn bán người đến từ Anh.
Tại Hội nghị, các chuyên gia đến từ Bộ Nội vụ Anh, Cơ quan phòng chống tội phạm quốc gia Anh, Trung tâm phòng chống buôn bán trẻ em của Hiệp hội quốc gia phòng chống bạo hành trẻ em Anh và các đại diện từ văn phòng trong vùng của UN-ACT và Tổng cục cảnh sát, Bộ Công an Việt Nam đã chia sẻ những kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn trong việc nhận diện, điều tra và triệt phá tội phạm nô lệ thời hiện đại. Đồng thời tìm kiếm cơ hội tăng cường hợp tác giữa 2 nước Việt-Anh trong công cuộc đấu tranh chống lại nạn buôn bán người và nô lệ thời hiện đại.
Phát biểu tại sự kiện, ông David Pennant, Cán bộ cao cấp đặc trách Việt Nam, Bộ Nội vụ Anh đánh giá cao sự hợp tác của các cơ quan Việt Nam trong các hoạt động đối phó với loại tội phạm buôn bán người tại Việt Nam. Bên cạnh đó, trong thời gian qua, Việt Nam và Vương quốc Anh đã có nhiều hoạt động phối hợp trong phòng chống nạn buôn bán người và đã có những chuyển biến tích cực.
Đại tá Lê Văn Chương, Phó Cục trưởng Cục Tham mưu cảnh sát, Bộ Công an Việt Nam cho biết, trong thời gian qua, Bộ Công an Việt Nam và Bộ Nội vụ Anh nói riêng, Việt Nam và Vương quốc Anh nói chung đã ký kết nhiều biên bản ghi nhớ trong hợp tác phòng chống buôn bán người. Và hy vọng sẽ tiếp tục hợp tác trong thời gian tới để đối phó với loại tội phạm này.
Theo các chuyên gia, Việt Nam là quốc gia nguồn mà nam giới, phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của nạn bóc lột tình dục và sức lao động. Hiện ở Anh có từ 10.000-13.000 người và có thể hơn là nạn nhân của nạn buôn bán người tại Anh. Các nạn nhân bị buôn bán và bóc lột trong các điều kiện tàn tệ tại các cơ sở trồng cần sa và tiệm móng tay. Tuy nhiên nô lệ thời hiện đại và buôn bán người không phải là một khái niệm được hiểu biết rộng rãi và ghi nhận đầy đủ. Việt Nam là quốc gia thứ 2 sau Albany là quốc gia có nạn nhân mua bán người là trẻ em, bị lạm dụng, bóc lột tại Anh. Tính đến tháng 9/2016, Việt Nam có khoảng 368 người có nguy cơ là nạn nhân của buôn bán người.
Tham luận tại Hội nghị, Thiếu tá Phạm Mai Hiên, Phó trưởng phòng 9/C42, Bộ Công an cho biết, từ năm 2011 đến nay, Công an Việt Nam đã khám phá hơn 2.000 vụ, 3.200 đối tượng lừa bán gần 4.000 nạn nhân (trên 80%) các vụ ra nước ngoài. Việc mua bán người thông qua việc xuất cảnh trái phép đi lao động thời vụ. Hành vi mua bán người chủ yếu là mua bán phụ nữ để làm vợ hoặc ép làm hoạt động mại dâm; mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt trẻ em; Xuất cảnh hợp pháp sang các nước bằng con đường du lịch, thăm thân, sau đó bán sang nước thứ ba;...
Nguyên nhân của nạn mua bán người trái phép là do tình hình mất cân bằng giới tính, thiếu lao động phổ thông ở một số nước có chung đường biên giới; các đối tượng lao động thiếu việc làm, trình độ lao động thấp, thiếu thông tin và thiếu các kỹ năng ứng phó,...
Để hạn chế tình trạng này, Việt Nam đã ban hành nhiều bộ luật liên quan đến phòng chông mua bán người cùng như tham gia các Công ước quốc tế, thỏa thuận hợp tác với các trẻ emái phép Về khía cạnh văn hóa, nó được xem như việc gia đình và bạn bè đang giúp đỡ nạn nhân cải thiện đời sống. Thiếu sự hiểu biết đầy đủ về định nghĩa của nô lệ thời hiện đại thường làm cho việc nhận diện nạn nhân hoặc điều tra vụ việc hình sự bị thất bại. Bộ luật hình sự Việt Nam cần được sửa đổi để đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế nhằm triệt phá nạn buôn bán người.