Viện sĩ Chung Nam Sơn: “COVID-19 không nhất thiết có nguồn gốc Trung Quốc!”

VietTimes -- Ông Chung Nam Sơn, Viện sĩ Viện Công trình Trung Quốc, Tổ trưởng nhóm chuyên gia cấp cao của Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc đưa ra giả thuyết nCoV và dịch bệnh COVID-19 có thể không có nguồn gốc Trung Quốc, tức có thể được truyền từ ngoài vào.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 27/2 tại Quảng Châu,ông Chung Nam Sơn, chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Trung Quốc cho rằng "dịch bệnh COVID-19 không nhất thiết có nguồn gốc Trung Quốc" (Ảnh: Đông Phương).
Phát biểu tại cuộc họp báo ngày 27/2 tại Quảng Châu,ông Chung Nam Sơn, chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Trung Quốc cho rằng "dịch bệnh COVID-19 không nhất thiết có nguồn gốc Trung Quốc" (Ảnh: Đông Phương).

Theo trang tin Đông Phương, phát biểu tại cuộc họp báo về phòng chống dịch bệnh do Văn phòng Thông tin chính quyền thành phố Quảng Châu tổ chức tại Đại học Y khoa Quảng Châu; ông Chung Nam Sơn cho rằng, “mặc dù dịch bệnh lần này xảy ra đầu tiên ở Trung Quốc, nhưng virus này không nhất thiết bắt nguồn từ Trung Quốc; không loại trừ rằng Trung Quốc có thể trở thành nơi xâm nhập của dịch bệnh COVID-19”.

Ông kêu gọi tăng cường hợp tác quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm và thiết lập cơ chế phòng ngừa, kiểm soát chung.

Viện sĩ Chung Nam Sơn chỉ ra rằng, có chuyên gia nước ngoài đã dự đoán rằng đỉnh điểm dịch bệnh ở Trung Quốc sẽ xuất hiện vào đầu tháng 2 và tổng số bệnh nhân dự kiến là 160.000. Nhóm của ông lại dự đoán rằng đỉnh điểm của tình hình dịch bệnh sẽ xuất hiện vào gần cuối tháng 2 và số bệnh nhân được xác nhận là khoảng 60.000 đến 70.000, nhưng thông tin của nhóm ông đã bị trả lại khi nó được gửi cho tạp chí có quyền uy của nước ngoài. Sự chậm trễ trong đỉnh điểm của dịch bệnh một phần là do chính phủ thực hiện các biện pháp can thiệp mạnh mẽ như kiểm soát du lịch nghiêm ngặt, cũng như trì hoãn thời gian quay lại làm việc và dòng người quay trở lại sau đợt nghỉ Tết cũng lùi lại.

Ông Chung Nam Sơn và đồng nghiệp nghiên cứu bệnh án (Ảnh: Đông Phương)
Ông Chung Nam Sơn và đồng nghiệp nghiên cứu bệnh án (Ảnh: Đông Phương)

Nói về việc ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, ông Chung Nam Sơn nói rằng tình hình hiện tại của Vũ Hán là cực kỳ nghiêm trọng; sự lây nhiễm diễn ra rất nhanh ở bên ngoài, nhưng tại Trung Quốc chỉ xảy ra một vụ dịch lớn ở Vũ Hán; tại Quảng Đông và các nơi khác không có dịch ở quy mô lớn.

Hiện tại, phán đoán giá trị RO của virus (số lượng nhiễm trùng cơ bản) được ước tính là từ 2 đến 3 (tức là, một người có thể lây nhiễm cho từ 2 đến 3 người). Hơn 85% bệnh nhân được phát hiện sớm có chuyển biến tốt và tỷ lệ tử vong của các trường hợp bệnh nặng cao gấp 9 lần so với bệnh nhân bình thường. Đặc biệt, những người có bệnh tăng huyết áp và bệnh tim mạch thì tử lệ tử vong cao hơn nhiều lần.

Liên quan đến nguồn gốc của virus gây bệnh, Viện sĩ Chung Nam Sơn nói rằng đã có ba lần xảy ra dịch bệnh do nhiễm coronavirus trong thế kỷ này; vì vậy, bất cứ khi nào phát hiện nhiễm coronavirus, nó phải được xử lý rất nghiêm ngặt ngay khi xảy ra. Ông cũng nói, nguồn gốc của coronavirus vẫn chưa biết rõ, cũng chưa biết liệu nó đã có từ trước chưa, vật chủ trung gian cũng không chỉ có tê tê.

Ông Chung Nam Sơn cho rằng: phát hiện sớm và cách ly sớm là bí quyết thành công của Trung Quốc trong chống dịch COVID-19 (Ảnh: Tân Hoa xã)
Ông Chung Nam Sơn cho rằng: phát hiện sớm và cách ly sớm là bí quyết thành công của Trung Quốc trong chống dịch COVID-19 (Ảnh: Tân Hoa xã)

Ông Chung Nam Sơn cũng nói rằng người miền Nam Trung Quốc thích ăn thịt động vật hoang dã và gần 80% các bệnh truyền nhiễm cấp tính trong những thập kỷ gần đây đều bắt nguồn từ động vật. Ông nói rằng sự lây nhiễm hiện tại ở Hồng Kông và những nơi khác là do cống bị tắc, và dân chúng nên giữ cho cống thoát nước luôn thông. Ngoài ra, ông cũng chỉ ra rằng về cơ bản không thể nghiên cứu phát triển được một loại thuốc mới chống lại nCoV chỉ trong vòng một tháng.

Liên quan đến virus được phát hiện trong chất thải hoặc khí quan của một số bệnh nhân được chữa khỏi và vấn đề “tái dương tính” sau khi bệnh nhân xuất viện, ông Chung Nam Sơn nói rằng nếu một lượng kháng thể virus được sản xuất đủ trong cơ thể bệnh nhân, ngay cả khi có virus còn sót lại, cũng sẽ không bị nhiễm lại. Về việc nó có được truyền tiếp cho người khác hay không, thì còn phải quan sát thêm.

Ngoài ra, đối với việc xảy ra ổ dịch trên con tàu Diamond Princess ở Nhật Bản; hiện đã có  hơn 700 người đã được chẩn đoán bị COVID-19; Viện sĩ Chung Nam Sơn cho rằng, sự gia tăng số lượng người bị lây nhiễm là do người Nhật cấm hành khách rời khỏi tàu lúc đó. Con tàu là một hệ thống khép kín, rất dễ bị lây nhiễm, dẫn đến số người bị lây nhiễm tăng lên theo khi số lượng người cách ly tăng.

Sự gia tăng các ca bệnh ở các nước ngoài như Hàn Quốc, Itay, Iran...đã nhiều hơn ở Trung Quốc (Ảnh: Yonhap)
Sự gia tăng các ca bệnh ở các nước ngoài như Hàn Quốc, Itay, Iran...đã nhiều hơn ở Trung Quốc (Ảnh: Yonhap)

Viện sĩ Chung Nam Sơn cũng đề nghị các nước có sự phát triển dịch bệnh nhanh nên tham khảo cách xử lý của Trung Quốc. Hiện nay tình hình đã thay đổi; dịch bệnh ở nước ngoài đang tăng nhanh hơn trong nước. Các ca bệnh ở Trung Quốc giảm nhanh sau khi đạt đến đỉnh điểm, là vì có cơ chế phòng ngừa và kiểm soát chung. Ông khuyến cáo các nước dịch bệnh phát triển nhanh và (virus) lây lan nhanh nên tham khảo cách làm của Trung Quốc phát hiện sớm và cách ly sớm.

Ông Chung Nam Sơn nói rằng sự gia tăng các ca bệnh ở Trung Quốc đã ít hơn so với ở nước ngoài. Tại Hàn Quốc, Iran và Italy đang tăng rất nhanh. Họ có thể được truyền cảm hứng từ thực tiễn Trung Quốc. “Tôi được mời giới thiệu kinh nghiệm của Trung Quốc cho Hiệp hội hô hấp châu Âu vào cuối tuần này. Đây là một căn bệnh của nhân loại, không phải là bệnh của Trung Quốc”.

Theo Nhật báo Bắc Kinh, ông Chung Nam Sơn cho biết: Coolidge, Chloroquine Phosphate và các loại thuốc khác đang được nghiên cứu phát triển. Đối với các loại thuốc này, thời gian trung bình để virus chuyển sang âm tính là 5-8 ngày, không quá 10 ngày.