Video: Báo Nga chê J-31 Trung Quốc chưa thể là máy bay tàng hình

Về bức ảnh chụp một máy bay được cho là J-31 bị sự cố trùm kín bạt trên xe tải lan truyền trên mạng xã hội Trung Quốc, báo Nga Gazeta bình rằng J-31 chưa thể là máy bay thế hệ thứ 5 (tàng hình).
Ảnh máy bay được cho là chiếc J-31 thứ hai bị sự cố và được trùm bạt kín trên xe tải, chụp ngày 3.7.2016 - Weibo
Ảnh máy bay được cho là chiếc J-31 thứ hai bị sự cố và được trùm bạt kín trên xe tải, chụp ngày 3.7.2016 - Weibo

Theo Gazeta ngày 5.7, gần đây trên mạng xã hội Trung Quốc lan truyền ảnh một máy bay trùm kín bạt trên một xe tải. Bức ảnh chụp ngày 3.7 không rõ địa điểm, và máy bay này được cho là loại tiêm kích tàng hình J-31 bị sự cố và được xe tải chuyển đi với sự canh gác nghiêm ngặt. Người ta tin rằng đây là chiếc J-31 thứ hai đang thử nghiệm và lần này hẳn bị sự cố nên mới trùm bạt kín mít để đưa đi đến nơi cần sửa chữa.

Gazeta phân tích bức ảnh và xác nhận là J-31, nhưng nói rằng vẻ ngoài của J-31 tương tự F-35 của Mỹ nhưng còn lâu mới gọi là máy bay thế hệ thứ 5, tức máy bay tàng hình.

J-31 do tập đoàn hàng không Thẩm Dương chế tạo với quảng bá đây là loại tiêm kích thế hệ 5, dùng công nghệ tàng hình, hai động cơ, có tốc độ tối đa 2.200 km/giờ, bán kính chiến đấu 1.250 km, có bình nhiên liệu thiết kế trong thân máy bay, trang bị radar mảng pha chủ động. Trần bay của J-31 là 16 km, mang được 8 tấn vũ khí, có trang bị 1 pháo, tuổi thọ là 30 năm.

Hồi năm 2014, Trung Quốc đã cho bay thử chiếc J-31 đầu tiên tại một triển lãm hàng không, và tự hào nói J-31 ngang ngửa F-35 của Mỹ và PAK FA T-50 của Nga. Tuy nhiên sau khi bay biểu diễn, chiếc máy bay này được đem đi cất kín chứ không để cho khách tham quan.

Video: Báo Nga chê J-31 Trung Quốc chưa thể là máy bay tàng hình ảnh 1

Những phác thảo cho rằng đây là chiếc J-31 thử nghiệm thứ 2

Theo Gazeta, J-31 vẫn chưa thể gọi là máy bay thế hệ thứ 5 vì những lý do sau.

Về động cơ, có tin nói Trung Quốc trang bị động cơ cho J-31 là loại RD-93, vốn là bản xuất khẩu của động cơ RD-33 do Nga chế tạo. RD-33 trang bị cho tiêm kích MiG-29. Lực đẩy của loại động cơ này dùng buồng đốt sau là 8.300 kg. RD-93 đang được Trung Quốc gắn cho máy bay JF-17 (có xuất khẩu sang Pakistan).

RD-93 không phải là động cơ của máy bay thế hệ thứ 5. Còn động cơ F-119 của trang bị cho F-22 và F135 cho F-35 mới là động cơ máy bay thế hệ thứ 5. Động cơ F-119 có sức đẩy đến 19.500 kg. Như vậy so sánh hai loại động cơ RD-93 và F119 và F135 cho thấy chênh lệch nhau về sức đẩy cũng như tính năng. Và nói J-31 có thể so sánh được với F-35 về tầm bay cũng như tính năng chiến đấu là “liều lĩnh”, theo Gazeta. Còn PAK FA của Nga chỉ có thể đi vào hoạt động từ năm 2017.

Video: Báo Nga chê J-31 Trung Quốc chưa thể là máy bay tàng hình ảnh 2

J-31 của Trung Quốc bay thử năm 2014 - Ảnh:dpa

Video: Báo Nga chê J-31 Trung Quốc chưa thể là máy bay tàng hình ảnh 3

F-35B của Thuỷ quân lục chiến Mỹ, cất cánh trên đường băng ngắn và có thể cất - hạ cánh thẳng đứng

Trần bay của J-31 cũng thấp hơn đáng kể so với F-35, các thiết bị điện tử điều khiển bay cũng như vũ khí của J-31 cũng không thể so sánh với thiết bị và vũ khí của máy bay tàng hình Mỹ và Nga.

Còn việc cho rằng J-31 có công nghệ tàng hình khiến các chuyên gia nghi ngờ về điều này.

F-35 là loại máy bay tàng hình thứ 4 của Mỹ. Loại máy bay có công nghệ tàng hình đầu tiên là F117 đã nghỉ hưu. Kế đến là B-2, F-22. Chỉ Mỹ mới có nhiều kinh nghiệm và khả năng trong việc nghiên cứu và chế tạo máy bay tàng hình.

Dĩ nhiên Trung Quốc đã có thể đánh cắp nhiều công nghệ máy bay tàng hình từ Mỹ, nhưng vẫn còn nhiều công nghệ khác chưa bị đánh cắp.

Gazeta kết luận rằng Trung Quốc đang ở giai đoạn đầu chế tạo máy bay tàng hình, nhưng Trung Quốc chưa có các nhà thiết kế hàng đầu về máy bay cũng như các cơ chế sáng tạo và đánh giá kết quả.

Video: Báo Nga chê J-31 Trung Quốc chưa thể là máy bay tàng hình ảnh 4

Báo Nga cho rằngJ-31 của Trung Quốc trông chỉ giống máy bay tàng hình thế hệ 5 mà thôi - Ảnh: Reuters

Thậm chí Trung Quốc còn chưa chế tạo được máy bay chiến đấu thế hệ 4 hoàn chỉnh, khi vấn đề lớn nhất là nước này chưa chế tạo được động cơ máy bay. Trung Quốc sản xuất nhiều máy bay nhưng cũng phải mua nhiều động cơ từ Nga để trang bị cho chúng.

Trung Quốc cũng đánh cắp hàng terabyte dữ liệu từ công ty chế tạo F-35 của Mỹ để chế ra J-31 có hình dáng bên ngoài và cấu trúc thân từa tựa F-35. Tuy nhiên đánh cắp là một chuyện, tự thiết kế và sản xuất là chuyện khác. Hiện máy bay J-31 của Trung Quốc trông chỉ giống máy bay tàng hình thế hệ 5 mà thôi.

Tiêm kích J-31 Trung Quốc xả khói đen mù mịt khi trình diễn:

Trang bị động cơ RD-93 có từ thập niên 1970 của Nga, tiêm kích tàng hình J-31 phụt ra những luồng khói đen lớn khi tăng tốc.

Theo Thanh niên

00:23| 00:46

Tiêm kích J-31 Trung Quốc xả khói đen mù mịt khi trình diễn