Vì sao Nga không thể đánh chặn đòn tấn công bằng UAV tầm xa của Ukraine?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 21/12, Ukraine sử dụng các UAV tấn công các tòa chung cư ở Kazan, nằm sâu trong miền trung nước Nga. Tổng thống Putin hôm sau lập tức tuyên bố sẽ “giáng trả gấp bội khiến kẻ thù phải hối hận”.

Một tòa nhà cao tầng ở Kazan hư hại sau khi bị UAV của Ukraine đâm vào sáng 21/12. Ảnh: QQnews.
Một tòa nhà cao tầng ở Kazan hư hại sau khi bị UAV của Ukraine đâm vào sáng 21/12. Ảnh: QQnews.

Ukraine liên tiếp dùng UAV tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine hôm 22/12 đưa tin quân Nga liên tiếp tiến hành các cuộc không kích quy mô lớn nhằm vào Ukraine, lực lượng phòng không nước này đã bắn hạ 52 trong số 103 máy bay không người lái (UAV) do Nga phóng sang.

Một ngày trước đó, quân đội Ukraine cũng huy động các UAV tầm xa tiến hành cuộc tấn công đầu tiên vào Kazan, thủ đô Cộng hòa Tatarstan của Nga, nằm cách biên giới Ukraine-Nga hơn 1.000 km.

ong-putin-3578.png
Tổng thống Nga Putin tuyên bố sẽ “giáng trả gấp bội khiến kẻ thù phải hối hận”.
Ảnh: QQnews.

Trước đó ngày 19/12, các UAV của Ukraine cũng đã tấn công nhà máy lọc dầu Novoshakhdinsky ở tỉnh Rostov của Nga, gây ra các vụ nổ và cháy dữ dội. Những tổn thất nặng nề liên tiếp khiến truyền thông Nga đặt câu hỏi: Tại sao quân đội Nga, vốn có lợi thế về công nghệ, lại không thể ngăn chặn được các UAV của Ukraine?

Các đoạn video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy các UAV đâm thẳng vào các tầng phía trên của các tòa nhà cao tầng và phát nổ dữ dội, tái hiện hình ảnh đáng sợ của vụ “khủng bố 11/9” ở New York.

an-196-3709.jpg
Loại UAV An-196 Ukraine sử dụng trong vụ tấn công vào Kazan hôm 21/12.
Ảnh: QQnews.

Phía Nga cho hay loại UAV được quân đội Ukraine sử dụng là An-196 "Liut" do công ty Antonov của Ukraine thiết kế và sản xuất. Đây cũng là các trang bị chủ lực mà Ukraine sử dụng trong các cuộc tấn công gần đây của Ukraine vào các mục tiêu phía sau của Nga.

Ông Denis Fedutinov, chuyên gia trong lĩnh vực các hệ thống không người lái của Nga, cho biết, UAV "Liut" ban đầu là máy bay trinh sát cấp chiến thuật được thiết kế để tiến hành trinh sát các mục tiêu cách xa hàng trăm km.

Tờ Pravda của Nga đưa tin UAV An-196 có thể bay liên tục trên không tới 24 giờ và có thể thực hiện các nhiệm vụ trong thời gian dài. Sau khi hoán đổi và nâng cấp, An-196 có tầm bay tối đa 1.500 km và có thể mang theo nhiều loại vũ khí như bom cỡ nhỏ, tên lửa hay đạn dẫn đường chính xác, cho phép chúng thực hiện nhiệm vụ tấn công các mục tiêu cả đang di chuyển và cố định.

tu-141-8173.jpg
Máy bay không người lái An-146 thời Liên Xô được Ukraine hoán cải thành UAV tự sát tấn công tầm xa. Ảnh: QQnews.

Theo ý tưởng tác chiến “tấn công các cơ sở công nghiệp và năng lượng của Nga để làm suy yếu tiềm năng chiến tranh”, nếu quân đội Ukraine muốn tiến hành các cuộc không kích vào các mục tiêu quan trọng ở Nga, trước tiên họ cần phải sở hữu vũ khí có tầm bắn hàng trăm km.

Do tầm bắn hạn chế của tên lửa tầm xa do phương Tây cung cấp, ngay cả tên lửa chiến thuật của lục quân ATACMS do Mỹ cung cấp cũng có tầm bắn tối đa chỉ 300 km, gây khó khăn cho việc tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga. Do đó, nhiệm vụ này chủ yếu được thực hiện bằng các UAV tự chế tạo hoặc cải tiến của Ukraine.

Ví dụ, vào tháng 12/2022, quân đội Ukraine đã sử dụng UAV trinh sát Tu-141 "Swift" có từ thời Liên Xô được cải tiến nâng cấp để tiến hành các cuộc tấn công liều chết vào các sân bay phía sau của Nga. Tầm bắn tối đa của nó là khoảng 1.000 km. Bắt đầu từ tháng 5/2023, quân đội Ukraine đã nhiều lần sử dụng UAV tầm xa UJ-26 "Beaver" với bố trí khí động học cánh mũi để tấn công các mục tiêu ở bên trong Nga.

Vào tháng 4 năm nay, một UAV cảm tử được cải tiến từ máy bay siêu nhẹ A-22 "Foxbat" do Ukraine sản xuất đã tấn công một nhà sản xuất UAV ở đông nam nước Nga.

Tại sao Nga không chặn được UAV của Ukraine?

Nhưng vấn đề là những chiếc UAV này có kích thước khá lớn, có lộ trình cố định và bay với tốc độ khá chậm. Nhưng tại sao chúng vẫn thành công trong các cuộc tấn công tầm xa cách hàng nghìn km?

Có chuyên gia cho rằng điều này có liên quan đến tình trạng thực tế hiện tại của quân đội Nga. Hiện tại, khả năng cảnh giới giám sát trên không tổng thể của quân đội Nga đã giảm đáng kể. Ví dụ, radar cảnh báo phòng không tầm xa di động số lượng hạn chế của quân đội Nga về cơ bản đã được triển khai đến tiền tuyến của cuộc xung đột Nga-Ukraine, nhưng quân đội Ukraine đã sử dụng nhiều phương tiện khác nhau để tiêu diệt một số.

Số lượng máy bay cảnh báo sớm trên không của Nga không đủ và vị trí triển khai của chúng thường nằm cách rất xa (Để tránh các cuộc tập kích của quân đội Ukraine), khiến mạng lưới phòng không của quân đội Nga trở nên có nhiều lỗ hổng. Mỹ và lực lượng NATO có thể dễ dàng phát hiện những sơ hở này bằng phương pháp trinh sát điện tử. và hướng dẫn UAV của Ukraine xâm nhập qua những lỗ hổng này.

radar-cua-nga-bi-pha-huy-1250.jpg
Một đài radar của hệ thống phòng không của Nga bị Ukraine phá hủy.
Ảnh: QQnews.

Trong cuộc tấn công ở Kazan hôm 21/12, tờ Moskovskij Komsomolets (Sự thật Thanh niên Moscow) của Nga nói, kiểu bay ở độ cao thấp của UAV Ukraine giúp chúng vượt qua được sự đánh chặn của hệ thống phòng không Nga.

Đánh giá từ các video lan truyền trên mạng xã hội, những chiếc UAV này đã đâm vào các tòa nhà cao tầng hơn 20 tầng khi bay bằng ở độ cao khoảng 60-100 m, vì vậy các hệ thống phòng không tầm xa như S-400 dù có phát hiện được cũng sẽ không có thời gian phản ứng.

Mặc dù hệ thống phòng không tầm ngắn "Pantsir-S1" của quân đội Nga rất hiệu quả đối với loại UAV này, nhưng theo MK, “hầu hết các hệ thống phòng không của Nga hiện đang được triển khai trong khu vực Chiến dịch quân sự đặc biệt" và "nếu muốn phòng thủ toàn diện trước các cuộc tấn công của những UAV này sẽ phải triển khai một số lượng lớn hệ thống phòng không trên khắp cả nước".

Vì vậy, báo này cho rằng quân đội Nga cần phối hợp tất cả các hệ thống phòng không trong khu vực Chiến dịch quân sự đặc biệt và các hệ thống phòng không bao phủ các cơ sở quan trọng ở Nga, đó là điều rất khó thực hiện.

Tờ Vzglyad (Quan điểm) của Nga ngày 21/12 đưa tin, chuyên gia quân sự Nga Mikhail Onuflenko cho rằng: “Khi tình hình ở tiền tuyến càng tồi tệ thì Ukraine sẽ càng tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Nga không thể xây dựng một hệ thống phòng không có thể đảm bảo loại bỏ mọi mối đe dọa, nhưng không một quốc gia nào trên thế giới có thể làm được điều này”.

Ông nói: “Gươm và khiên tồn tại mãi mãi. Chúng ta đang cải tiến hệ thống phòng không, kẻ thù cũng đang hoàn thiện hệ thống vu hồi. Chiều dài chiến tuyến hiện tại là hơn 2.500 km. Vì vậy, kẻ thù có thể xâm nhập vào lãnh thổ của chúng ta để tấn công".

Theo QQnews, 6park