Vì sao Đặc nhiệm “Alpha” đã từ chối thực hiện mệnh lệnh giết người của Yeltsin?

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
VietTimes – Đêm trước cuộc chính biến năm 1993 tại Liên Xô, Boris Yeltsin đã cho gọi chỉ huy hai đội đặc nhiệm “Alpha” và “Vympel đến để ra lệnh tiêu diệt những kẻ chống đối, nhưng họ đã từ chối.
Ngày 4/10/1993, cuộc đụng độ gây rúng động nước Nga kết thúc khi nhóm nghị sĩ nổi dậy, đứng đầu là Phó tổng thống Aleksander Rutskoi, đầu hàng phe của Tổng thống Boris Yeltsin (Ảnh: Tư liệu)
Ngày 4/10/1993, cuộc đụng độ gây rúng động nước Nga kết thúc khi nhóm nghị sĩ nổi dậy, đứng đầu là Phó tổng thống Aleksander Rutskoi, đầu hàng phe của Tổng thống Boris Yeltsin (Ảnh: Tư liệu)

Trong nước Nga hiện đại không có nội chiến như người ta thường hiểu về cụm từ này, nhưng những gì đã xảy ra trong thời gian hậu Liên Xô của những năm 1991-1993 không thể được gọi bằng từ “hoà bình".

Sự sụp đổ của Liên Xô và việc phân chia quyền lực và sở hữu đã chia xã hội lúc đó thành hai phe: bên này “chiến luỹ” là những người ủng hộ Tổng thống Boris Yeltsin cùng chính phủ Liên bang Nga, còn phía bên kia là những người chống lại ông do A. Rutski và R. Khasbulatov lãnh đạo.

Boris Yeltsin

Boris Yeltsin

Vậy lực lượng sức mạnh phải làm gì khi có lệnh lập lại trật tự? Thực hiện mệnh lệnh sau khi đã ký hợp đồng với lương tâm, hay là vi phạm mệnh lệnh, không cho phép đổ máu và bảo vệ mạng sống con người?

6.000 người đã tham gia biểu tình đợt kỷ niệm 15 năm chính biến, trên tay họ là chân dung những người chết vì bảo vệ Nhà Trắng - Ảnh: Lenta.ru

6.000 người đã tham gia biểu tình đợt kỷ niệm 15 năm chính biến, trên tay họ là chân dung những người chết vì bảo vệ Nhà Trắng - Ảnh: Lenta.ru

Đặt nhiệm vụ và ra quyết định

Vào đêm sang ngày 4/10/1993 Nicolai Barsucov, chỉ huy Tổng cục bảo vệ - thuộc quyền ông có các phân đội đặc nhiệm “Alpha” và “Vympel”- đã cùng hai chỉ huy của các phân đội đó- Gennadi Zaitsev và Dmitri Gerasimov, tới chỗ Boris Yeltsin.

Sau vài lời ngắn gọn của Yeltsin về tình hình nặng nề trong nước và cần lập lại trật tự, một nhiệm vụ hoàn toàn cụ thể được tổng thống đặt ra cho chỉ huy các phân đội – đến Nhà Trắng, bằng các biện pháp sức mạnh quét sạch nó khỏi bọn “kẻ cướp”, “những kẻ” đang có kế hoạch tiến hành chính biến.

Chính biến 1993” là cụm từ người Nga gọi cuộc đụng độ đổ máu đầu tháng 10/1993 tại Moscow, giữa một bên là những người ủng hộ tổng thống LB Nga lúc ấy là Boris Yeltsin và bên kia là quốc hội, gồm Chủ tịch Xô Viết tối cao Ruslan Khasbulatov, Phó tổng thống Aleksander Rutskoi.

Sau này Gennadi Zaitsev, khi trả lời phỏng vấn của ấn phẩm chính trị xã hội “Đặc nhiệm của Nga” năm 2013 đã nói rằng, đáp lại câu hỏi của tổng thống về việc thực thi mệnh lệnh của ông chỉ là sự im lặng của các chỉ huy.

Mệnh lệnh đã phát ra và phải được thực hiện. Đối với những người đã tuyên thệ sau khi đã ký hợp đồng với lương tâm, không được phép bàn cãi về mệnh lệnh. Nhưng làm đổ máu những người vô tội đang đứng bảo vệ toà nhà Xô Viết tối cao, những người đang có suy nghĩ khác với chính phủ hiện tại, nhưng là đồng bào của mình – các chiến sĩ đặc nhiệm không sẵn sàng cho việc đó.

Nhiệm vụ của họ là đấu tranh chống khủng bố và tội phạm. Cả những người này, cả nhóm người kia đều không thuộc nhóm đối tượng mà họ có trách nhiệm vô hiệu hoá.

Những chỉ huy phân đội đã ra quyết định: tiếp cận Nhà Trắng, nhưng không cho phép đổ máu.

Ảnh: Sputnik
Ảnh: Sputnik

Thực hiện nhiệm vụ chiến đấu

Ngày 4/10/1993 các chiến sĩ thuộc hai phân đội “Alpha” và “Vympel” đi đến địa điểm thực hiện sứ mệnh. Ở đó đã có các phân đội của Bộ quốc phòng và các đơn vị của Bộ nội vụ và nhiều người mặc đồ dân sự.

Mikhail Barsucov đã nói rõ cho các chỉ huy phân đội hiểu rằng, nếu mệnh lệnh không được thực hiện, các phân đội sẽ bị giải thể.

Các chiến sĩ đặc nhiệm được các xe vận tải bọc thép hộ tống đã theo hai hướng tiến về Nhà Trắng. Khắp nơi là tình trạng hỗn loạn, có tiếng súng vang lên từ hai phía “chiến luỹ”. Trong tình huống này các chiến sĩ “Alpha” và “Vympel” đã biết tự chủ, không để cảm xúc lấn át, cùng vói chỉ huy tiến về toà nhà nghị viện Nga.

Chỉ huy việc phòng thủ A.Macashov đón các chiến sĩ đặc nhiệm và đưa họ đến chỗ A.Rutski và R.Khasbulatov. Sau khi các bên đàm phán, chiến sĩ đặc nhiệm đã thuyết phục được các đại biểu Xô Viết tối cao đầu hàng. Sau đó những người này được đưa đến Lephortovo.

Các chiến sĩ “Alpha” và “Vympel” đã tổ chức đưa các đại biểu và những người khác đã tham gia phòng thủ và bảo vệ toà nhà ra khỏi Nhà Trắng. Nhiệm vụ đã được thực hiện.

“Phân xử phi vụ”

Sau khi thực hiện nhiệm vụ nào, phải họp nhận xét kết quả. Từ quan điểm của tổng thống, “Alpha” và “Vympel” đã không chấp hành mệnh lệnh – không tấn công và tiêu diệt các lực lượng đối lập chống đối ở Nhà Trắng. Kết quả của việc không thực hiện mệnh lệnh như sau:

-Tướng M. Barsucov không xứng đáng được khen thưởng theo kết quả chiến dịch vì chỉ huy không đạt yêu cầu.

-Hai phân đội “Alpha” và “Vympel” bị giải thể. Sau này “Alpha” được tiếp tục hoạt động của mình, nhưng họ không còn được chính quyền tin tưởng nữa. Còn “Vympel” được chuyển sang thuộc quyền Bộ nội vụ.

-Không ai trong phe đối lập bị thiệt mạng, nhưng Gennadi Sergeev - chiến sĩ đặc nhiệm - đã hy sinh.

Chỉ huy các nhóm đặc nhiệm cho rằng việc đó được làm với mục đích khiêu khích để các chiến sĩ đặc nhiệm “vì cảm xúc” sẽ tấn công Nhà Trắng.

Chỉ huy nhóm “Vympel” Dmitri Gerasimov, khi trả lời phỏng vấn báo “Vzgliad” năm 2018 đã nhận xét rằng, chiến sĩ đặc nhiệm đã hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Nhà Trắng được giải phóng, máu của những người dân yêu hoà bình và đồng bào của họ đã không bị đổ.