|
Ảnh minh họa. Nguồn Internet |
Trước hết, việc cung ứng điện đảm bảo cho sản xuất, sinh hoạt cho người dân là một trong những giải pháp đảm bảo mục tiêu tăng trưởng 2017 nhưng hiện nay ở nhiều nơi, tình trạng quá tải lưới điện cục bộ vẫn xảy ra, gây mất an toàn, ổn định vận hành hệ thống.
“Trong những ngày nắng vừa qua, có 12.632 cuộc gọi liên quan sự cố mất an toàn về điện”, ông Lục nêu và đề nghị EVN làm rõ trách nhiệm và các giải pháp khắc phục tình trạng này, đảm bảo điện năng cho sản xuất và sinh hoạt, bảo đảm chất lượng cung ứng điện.
Nội dung thứ hai, Thủ tướng yêu cầu báo cáo về tiến độ đầu tư của các dự án EVN như một số dự án trong quy hoạch điện 7 chậm so dư kiến.
Phó chủ nhiệm VPCP dẫn lại hàng loạt nguyên nhân khách quan, chủ quan từ nguồn vốn có nhiều khó khăn, nhất là nguồn vốn bảo lãnh vốn vay nước ngoài đến vướng mắc trong thủ tục trong thực hiện đầu tư xây dựng…
Vấn đề thứ ba, Thủ tướng yêu cầu báo cáo kết quả tái cơ cấu tập đoàn.
EVN cần tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, đa dạng hoá ngoại tệ đi vay để giảm rủi ro tỷ giá, tiết giảm chi phí. Ngoài ra, tập đoàn cần đẩy nhanh áp dụng công nghệ, nâng cao năng suất lao động, qua đó giảm được số nhân lực “trèo cột, cầm gậy, ghi sổ điện” đang rất đông hiện nay.
Giải trình trước các thành viên tổ công tác, ông Đặng Hoàng An - Tổng giám đốc EVN thông tin, việc tăng giá bán than trong nước cho sản xuất điện và cập nhật thông số đầu vào (giá than nhập khẩu, giá dầu, khí, tỷ giá…) so với kế hoạch đầu năm đã khiến tổng chi phí sản xuất kinh doanh tăng thêm 7.230 tỷ đồng. Nhờ tiết kiệm một số chi phí, EVN đã giảm được 2.990 tỷ, song tổng cộng, con số vẫn "đội' lên hơn 4.200 tỷ đồng trong năm nay.
"Ngành điện chưa theo cơ chế thị trường nhưng lại phụ thuộc vào nhiều mặt hàng khác. Khoản chi phí “đội” lên 7.230 tỷ đồng là có thực, phải cân đối lại đầu ra như thế nào cho hợp lý”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nói, đồng thời "phê bình" tập đoàn này vừa qua đã chưa làm tốt công tác tuyên truyền để người dân hiểu nguyên nhân giá điện cao.