|
VASEP muốn Việt Nam "làm thực" Chương trình chống khai thác bất hợp pháp của EU (IUU). Ảnh: Quốc Dũng |
Cụ thể, hiện mỗi năm doanh nghiệp Việt nhập hơn 1 tỷ USD nguyên liệu thủy sản để chế biến xuất khẩu. Dự báo đến năm 2020, nhập khẩu nguyên liệu thủy sản sẽ đạt 2 tỷ USD.
Để đảm bảo nguồn nguyên liệu nhập khẩu này không vi phạm quy định Chương trình chống khai thác bất hợp pháp của EU (IUU), VASEP đề nghị cần quan tâm đến tình trạng tạm nhập tái xuất hay nhập khẩu để tiêu thụ nội địa.
Theo VASEP, các doanh nghiệp làm theo phương thức này không quan tâm đến quy định của IUU về nguồn gốc nguyên liệu có hợp pháp hay không.
Do đó, tình trạng này có nguy cơ ảnh hưởng đến việc EU kết luận thái độ của Việt Nam không tích cực trong hợp tác về IUU.
Về biện pháp, VASEP đề nghị, với những tàu nước ngoài cập cảng Việt Nam, nếu phát hiện vi phạm IUU thì buộc tái xuất, đồng thời thông báo cho EU biết. Để qua đó thể hiện thể hiện sự hợp tác toàn diện IUU quốc tế.
VASEP cũng đề nghị Việt Nam cần tham gia đầy đủ các tổ chức của khu vực và thế giới liên quan về IUU, cũng như ký kết hiệp định với các quốc gia có cảng cá, giúp cung cấp thông tin về nguồn nguyên liệu hải sản khai thác tại các nước có hợp pháp hay không.
Mặt khác, Nhà nước cần tích cực hỗ trợ doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, thay vì đặt thêm nhiều quy định tạo thêm khó khăn.
Cụ thể, với doanh nghiệp chưa thể nộp chứng nhận nguồn gốc xuất xứ trong hồ sơ kiểm dịch động vật thủy sản do phải chờ thủ tục từ nhà xuất khẩu của nước xuất bán, thì cần có thêm thời gian cho doanh nghiệp hoàn thiện.
Cần điều chỉnh thời hạn giấy chứng nhận kiểm dịch vệ sinh an toàn thực phẩm theo thông lệ quốc tế, thay vì chỉ có 2 tháng như hiện nay. Theo VASEP giải thích, đề nghị này có nguyên do từ việc thông thường doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu thủy sản để dự trữ chờ đơn hàng, không phải nào cũng nhập khẩu nguyên liệu để chế biến ngay.