Michael Fabey - phóng viên chiến trường và là tác giả của quyển sách Những đổ vỡ: Đụng độ quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc trên Thái Bình Dương (Crashback: The Power Clash Between the US and China in the Pacific):
Trừ phi có những thay đổi lớn về chính sách ngoại giao của Mỹ và Trung Quốc, quân đội của hai nước - đặc biệt là hải quân có định mệnh là sẽ đụng độ nhau ở tây Thái Bình Dương.
Hai nước với hai niềm tin cốt lõi hoàn toàn đối lập dẫn đường cho quân đội của họ hoạt động trong khu vực. Mỹ tin rằng hầu hết không phận và các tuyến đường biển là rộng mở trên bình diện quốc tế để mọi nước đều có lợi ích. Còn Trung Quốc luôn tuyên bố tất cả các khu vực tranh chấp đều là lãnh thổ của họ và muốn toàn bộ thế giới phải công nhận đó là thực tế.
Mỹ thông qua rất nhiều cuộc tuần tra, các căn cứ quân sự và quan hệ đối tác đã giữ an ninh cho các tuyến đường trên biển và trên không trong hơn 7 thập kỷ. Trong khi nhiều người Mỹ phàn nàn về chi phí để trở thành "cảnh sát thế giới", những người hưởng lợi lớn nhất trong thời gian đó là những người tiêu dùng và doanh nhân Mỹ. Để thịnh vượng, Mỹ cần duy trì dòng chảy thương mại tự do trong Ấn Độ - Châu Á - Thái Bình Dương.
Tác giả Micheal Fabey cho rằng nếu Mỹ không có thay đổi về chính sách thì cuộc đụng độ giữa hai quân hai nước Mỹ - Trung là không thể tránh khỏi.
|
Trung Quốc tuyên bố quyền sở hữu (phi pháp) của mình với một số khu vực tranh chấp ở tây Thái Bình Dương dựa trên sự thống trị các nước trong khu vực từ nhiều thế kỷ trước đây. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng họ mất quyền kiểm soát khu vực do những thỏa thuận "bất bình đẳng" và "xấu chơi" mà những quyền lực phương Tây bắt họ phải chịu và Trung Quốc muốn sửa lại cho đúng những sai lầm đó để một lần nữa trở thành "vương quốc trung tâm" - "trung tâm của thiên hạ".
Mối quan hệ thân thiện vừa đâm chồi giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được xếp sang một bên. Mọi dấu hiệu đều cho thấy những vị trí quân sự của hai nước tại tây Thái Bình Dương đang được củng cố vững chắc.
Ví dụ như hồi đầu năm nay, Lầu Năm Góc đã đưa ra chiến lược quốc phòng mới. Trong đó, lần đầu tiên Mỹ chính thức xác định Trung Quốc sau đó là Nga, Iran và Triều Tiên là địch thủ và những mối đe dọa. Từ đó, quân đội Mỹ tiếp tục tổ chức các cuộc tuần tra tự do hàng hải trong khu vực, các cuộc tập trận với đồng minh và triển khai vũ khí mới tại tây Thái Bình Dương đã làm gia tăng căng thẳng với Trung Quốc. Lãnh đạo hải quân Mỹ đã gây khó khăn cho Trung Quốc bằng cách hủy bỏ lời mời quân đội Trung Quốc tham dự cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương RIMPAC ở bờ biển Haiwaii vào tháng 7.
Lý do hủy bỏ lời mời tham gia RIMPAC là vì Trung Quốc đã có hoạt động quân sự hóa trái luật trên những hòn đảo nhân tạo bồi đắp và cải tạo phi pháp trên Biển Đông, không giữ lời hứa của ông Tập Cận Bình hai năm về trước. Bắc Kinh cũng đã đưa tàu chiến để tuần tra khắp khu vực, xây dựng thêm các tàu sân bay và cảnh cáo quân đội Mỹ cùng các lãnh đạo chính trị rằng họ sẽ không nhường bất cứ lãnh thổ tranh chấp nào Trung Quốc tuyên bố chủ quyền - mặc dù những lãnh thổ đó là đất, lãnh hải, không phận hợp pháp của các nước châu Á khác bao gồm cả những đồng minh và đối tác của Mỹ.
Trung Quốc muốn Biển Đông trở thành một vịnh Ca-ri-bê của họ như Mỹ kiểm soát châu Mỹ. Trung Quốc muốn kiểm soát châu Á. Và với việc ông Tập Cận Bình có thể làm chủ tịch Trung Quốc lâu dài, sẽ không có lý do gì để có thể tin Trung Quốc có thể thoái lui.
John Glaser - Giám đốc nghiên cứu chính sách ngoại giao tại Học viện Cato:
Tương lai của quan hệ Mỹ - Trung hoàn toàn không chắc chắn.
Mặc dù, Mỹ sẽ vẫn ở trên đỉnh hệ thống cấp bậc quốc tế trong tương lai gần, rõ ràng cũng có ngày đất nước này sẽ tới lúc suy vi trong khi Trung Quốc đang nổi lên một cách rõ rệt. Hai người khổng lồ của thế kỷ 21 đang giữ một quan hệ không dễ dàng, ý thức rõ về quyền lực của mỗi bên, nghi ngờ ý định của phía bên kia và thèm muốn vị trí quyền lực tối cao trên toàn cầu.
Trong cách tiếp cận Trung Quốc vài thập kỷ qua, các lãnh đạo Mỹ luôn dao động giữa sự ngạo mạn với sự hợp tác thành khẩn và sự cạnh tranh thô bạo.
Những bi kịch gây xáo trộn, như vụ chính quyền Clinton đã chẳng may đánh bom vào đại sứ quán Trung Quốc tại Belgrade và vụ va chạm trên không giữa máy bay gián điệp Mỹ với máy bay chiến đấu Trung Quốc thời chính quyền Bush - được Bắc Kinh coi là sự ngạo mạn sai lầm của một hành động chèn ép quá mức. Những sự đối phó lúng túng tiếp tục cho tới nay, ví dụ như chính quyền Obama không có hành động gì với những sáng kiến của Trung Quốc như Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á AIIB, sự cuống quýt lo âu với "vành đai - con đường" và cuộc chiến thương mại của tổng thống Trump.
Ông John Glaser cho rằng Mỹ cần phải từ bỏ những điều phù phiếm như danh hiệu quốc tế của mình để tập trung vào những điều thiết thực hơn.
|
Nhưng với quyết định cốt yếu về ngoại giao và những nỗ lực về vấn đề an ninh, từ đàm phán 6 bên về Triều Tiên tới chống biến đổi khí hậu tại Paris, những mối quan hệ hợp tác chống chủ nghĩa khủng bố hậu 11.9, thỏa thuận hạt nhân với Iran, Mỹ đạt được rất nhiều lợi ích trong khi tôn trọng vị trí của Trung Quốc là một tay chơi quan trọng trên thế giới. Dù chưa hoàn hảo, nhưng mối quan hệ song phương về kinh tế đã đem lại lợi ích lớn cho cả hai bên.
Nhưng cách tiếp cận của Mỹ đôi khi đã cho thấy sự công khai chính sách ngăn chặn. Sắc thái gay gắt về địa chính trị của chính sách Xoay trục về châu Á đã không chừa một ai. Những nỗ lực của Washington để chống lại những tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của Bắc Kinh trên Biển Đông khiến Trung Quốc tức giận. Còn sự đương đầu của chính quyền tổng thống Trump có vẻ như vẫn gây ra những nghi ngờ lớn dọc Thái Bình Dương.
Những quyền lực đang trỗi dậy cần phải được kiềm chế một cách thận trọng. Sức mạnh tăng lên của Trung Quốc chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh có chính sách ngoại giao tham vọng hơn. Nhưng xử lý vấn đề như thế nào là việc của chúng ta.
Hơn nữa, Trung Quốc cho thấy không có ý định lui bước trong hành động cũng như tham vọng lãnh thổ. Cũng không rõ liệu một trật tự do Trung Quốc dẫn đầu sẽ không được tán thành về bản chất hơn là một trật tự do Mỹ lãnh đạo. Thực tế, sự trỗi dậy của Trung Quốc là mối đe dọa với địa vị "là một nước rất cần thiết" của Mỹ hơn là những mối đe dọa hữu hình với an ninh quốc gia.
Rất nhiều cường quốc trong lịch sử đã để cho uy tín và thanh thế quốc gia ném họ vào những cuộc chiến hủy diệt. Nếu muốn giữ quan hệ Mỹ-Trung êm đẹp, chúng ta cần phải học để từ bỏ những điều thiển cận và tập trung vào an ninh thực tế và những lợi ích kinh tế. Nếu không làm vậy, chúng ta sẽ tự khóa mình vào cuộc chiến tranh lạnh tốn kém mà chẳng nước nào có thể thắng.
James Holmes và chủ tọa J.C Wylie về Chiến lược Hải quân tại Trường Chiến tranh Hải quân và là tác giả của quyển sách Chiến lược Hải quân Trung Quốc trong thế kỷ 21: Quay về với tư tưởng Mahan:
Không lâu trước đây, chúng tôi đã nói về việc "kiềm chế" sự trỗi dậy của Trung Quốc, dường như đó là một món quà cho một cường quốc để kiềm chế nỗi mong mỏi khát khao của một cường quốc khác. Trung Quốc đã trỗi dậy và có quyền của mình để trở thành một cường quốc.
Lãnh đạo Trung Quốc thề sẽ đưa Trung Quốc trở thành một "sức mạnh trên biển". Đó là một quyền lực trên biển đáng lưu ý và đôi khi đã được để ý đến. Trung Quốc có sức mạnh để cố gắng hoàn thành những gì ông Tập Cận Bình gọi là "giấc mộng Trung Hoa" và phục hưng quốc gia. Vì ông Tập, đảng cộng sản Trung Quốc và những công dân phổ thông của nước này coi việc Trung Quốc nằm trong tay của các nhà chinh phục nước ngoài qua đường biển kể từ Chiến tranh Nha Phiến năm 1839 là sự hổ thẹn của đất nước. Sự trỗi dậy của Trung Quốc và ham muốn rõ rệt thay đổi hệ thống tự do hàng hải về thương mại và dịch vụ mà Mỹ đã điều khiển từ năm 1945 đã tạo nên một sự cạnh tranh gay gắt. Trung Quốc thì muốn thay đổi hệ thống này còn Mỹ thì cần duy trì nó.
Ông James Holmes cho rằng Mỹ cần cứng rắn hơn nữa với Trung Quốc.
|
Điều này đặt ra một câu hỏi: Chính sách và chiến lược của hai bên có thể thay đổi như thế nào? Tôi nghĩ rằng sẽ có rất ít thay đổi ở phía Bắc Kinh. Vì điều đó liên quan tới lãnh đạo Trung Quốc. Trung Quốc có một xã hội đóng một cách công khai và đã khiến thế giới chú ý nhiều lần vào những gì mà đất nước này nhắm tới. Lãnh đạo đảng tại Trung Quốc cũng công khai lặp lại lời hứa sẽ đạt được những mục tiêu chắc chắn như hợp nhất Đài Loan. Và những gì các chuyên gia đàm phán có thể nói với bạn, một lời hứa công khai như vậy đại diện cho những cam kết mạnh mẽ nhất mà một lãnh đạo có thể đưa ra. Nếu không thực hiện được lời hứa sẽ tự gây ảnh hưởng cho bản thân là yếu đuối và bất lực. Những cử tri sẽ quy trách nhiệm cho lãnh đạo là thất bại trong việc giữ lời hứa.
Câu hỏi tiếp theo có thể đặt ra là: Chiến thuật bên phía Trung Quốc có thể thay đổi như thế nào? Ở đây, chúng ta có nhiều không gian hơn vì Trung Quốc có thể bị ngăn chặn. Người Trung Quốc có lý trí. Nếu Mỹ tiếp tục chú tâm ngăn trở họ và cho Trung Quốc thấy Mỹ sẽ tiếp tục hành động như vậy, có thể qua thời gian cả hai nước sẽ có những sự thấu hiểu lẫn nhau và giúp cho tất cả cùng chung sống.
Vì thế, gánh nặng đè lên vai nước Mỹ, các đồng minh và bạn bè của mình để tạo ra một sự ngăn chặn tương xứng với những tổn hại mà Trung Quốc gây nên. Khôi phục sức mạnh thực tế của Mỹ, thể hiện quyết tâm sử dụng sức mạnh trong những điều kiện nhất định và khiến cho những tín đồ rời xa Bắc Kinh trong quyền lực và quyết tâm của Mỹ. Và người Mỹ có thể thực hiện ý muốn của mình.
Chừng nào tướng lĩnh Mỹ còn giữ quan điểm thích nghi với những bước đi của Trung Quốc thì hãy nhận sự hướng dẫn của chúng tôi thông qua câu nói của tổng thống Theodore Roosevelt: hãy nói nhẹ nhàng với sự hóm hỉnh, cầm theo một cây gậy lớn và cho thấy bạn biết cách sử dụng nó thế nào. Hoàn toàn không nhân nhượng với những gì không thể đàm phán trong khi linh hoạt với những vấn đề là mối bận tâm không đáng quan trọng. Cuối cùng, chúng ta đang có sự cạnh tranh chiến lược dài hạn nhưng những mối quan hệ không cần phải đi xuống tới mức tồi tệ nếu chúng ta hoàn toàn tỉnh táo, nhất trí với những mục đích của mình và kiên quyết cạnh tranh về sức mạnh.