Tại Washington và rất nhiều thủ đô của những nước dân chủ có nền công nghiệp tiên tiến, xuất hiện một sự nhất trí rằng những chính sách phổ biến với Trung Quốc đã trở nên sai lầm và cần gấp rút có một cách tiếp cận khác để đối phó với Bắc Kinh. Gần đây, trong những bài báo thu hút nhiều đọc giả trên Tạp chí Ngoại giao, hai cựu quan chức thuộc chính quyền tổng thống Obama đã kết luận rằng: Sau nhiều năm "suy xét một cách đầy hứa hẹn" về tương lai của Trung Quốc, giờ đây Mỹ thấy rằng họ đang đương đầu với đối thủ "dữ dội và linh hoạt nhất trong lịch sử hiện đại".
Thượng nghị sĩ Marco Rubio mô tả những thách thức bằng thuật ngữ tương tự, ông lưu ý rằng trong 240 năm kể từ khi lập quốc, nước Mỹ chưa bao giờ "đối mặt với một đối thủ ở quy mô, phạm vi và mức độ như vậy". Tờ The Economist có lời bình: "Hàng thập kỷ lạc quan về sự trỗi dậy của Trung Quốc đã bị vứt bỏ". Tờ Washington Post thì có bài viết: "Chúng ta đã lầm về Trung Quốc. Bây giờ thì sao?"
Tiêu đề bài báo trên The Economist: "Phương Tây đã sai lầm về Trung Quốc thế nào".
|
Không có câu trả lời rõ ràng cho vấn đề này. Trong khi, có một sự đồng thuận rộng rãi đang tăng lên về sự tồn tại của những triệu chứng gây lo lắng - thì lại có rất ít mối quan tâm tìm hiểu căn nguyên đằng sau nó và thực tế không có một biện pháp thích đáng nào được đưa ra để xử lý vấn đề. Dù có bằng chứng nghiêm trọng về những thách thức, việc tranh cãi về cách đáp trả lại thách thức này vẫn chỉ ở mức sơ khởi và rời rạc.
Chiến lược sai lầm của Mỹ về Trung Quốc
Trong gần 1/4 thế kỷ kể từ khi kết thúc Chiến Tranh Lạnh, Mỹ có một chiến lược chung kiên định gồm 2 phần để đối phó với Trung Quốc. Một mặt, tiếp tục tiếp trình "rộng mở" của Nixon và Kissinger vào cuối thập niên 1960, Mỹ tìm cách để bắt tay với Trung Quốc trên một loạt các lĩnh vực rộng lớn từ: ngoại giao, văn hóa, khoa học, giáo dục và trên hết là kinh tế.
Cùng thời điểm siết chặt cái bắt tay, Washington cũng bắt đầu tập trung để duy trì cán cân quyền lực có lợi trong khu vực châu Á Thái Bình Dương: Duy trì các căn cứ quân sự, đẩy mạnh các mối quan hệ đồng minh truyền thống và xây dựng các mối quan hệ mới, quan hệ đồng minh-đối tác với những nước đang lo ngại về sự trỗi dậy của quyền lực Trung Hoa.
Ông Tập Cận Bình muốn biến quân đội Trung Quốc thành một đạo quân mạnh nhất thế giới.
|
Mục tiêu của việc cân bằng quyền lực là để duy trì sự ổn định và ngăn chặn những nỗ lực áp bức hay gây hấn với các nước. Những cam kết, đổi lại, được cho là để khuyến khích Trung Quốc trở thành một "cổ đông có trách nhiệm" trong một trật tự quốc tế do Mỹ lãnh đạo và để thúc đẩy Trung Quốc thay đổi từ một nước có kinh tế do nhà nước chỉ đạo thành một hình mẫu mở, phát triển theo kinh tế thị trường và để khuyến khích những khuynh hướng thúc đẩy cải cách chính trị theo đường lối dân chủ hóa.
Trong 10 năm qua, đặc biệt là kể từ khi ông Tập Cận Bình nhậm chức vào đầu năm 2013, càng ngày càng có nhiều bằng chứng chứng tỏ chiến lược của Mỹ đã thất bại trong việc đạt được các mục tiêu của nó. Hòa nhập nhanh chóng và rộng lớn với nền kinh tế toàn cầu, Trung Quốc đã trở nên giàu có và mạnh mẽ nhanh hơn bất cứ ai có thể tưởng tượng.
Thay vì "mất phanh" như một số chuyên gia phương Tây dự báo, đảng cộng sản Trung Quốc đã trở nên kiềm chế và mang màu sắc của chủ nghĩa dân tộc hơn. Thay vì việc chuyển sang xu hướng dựa nhiều hơn vào thị trường, Trung Quốc duy trì và ở một vài phương diện, mở rộng việc sử dụng những công cụ chính sách trọng thương. Và thay vì trở thành một quyền lực "trách nhiệm", hòa ái, Bắc Kinh trở nên quyết đoán hơn và đôi khi "mạnh bạo" hơn.
Cách ứng xử của Trung Quốc
Kể từ Chiến Tranh Lạnh hay có thể nói là từ thời lập quốc, Bắc Kinh có 3 mục tiêu đan xen: duy trì quyền lực tối cao của đảng cộng sản Trung Quốc, làm suy yếu các đồng minh của Mỹ, đẩy lui sự hiện diện của Mỹ và khôi phục vị thế của Trung Quốc là một quyền lực nổi trội tại phía đông lục địa Á Âu; và khiến Trung Quốc trở thành một quyền lực thực sự trên thế giới nổi trội hơn Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
|
Trong khi Trung Quốc vẫn rất cẩn thận trong việc điều chỉnh các mục tiêu, dưới thời ông Tập Cận Bình những mục tiêu được mô tả một cách trực diện hơn. Thay vì tiếp tục đi theo lời khuyên của ông Đặng Tiểu Bình "giấu mình chờ thời", ông Tập đã tuyên bố ý định của ông đạt được "Giấc mơ Trung Hoa" và "sự phục hưng vĩ đại của đất nước Trung Quốc" và sẽ đạt được mục tiêu trước kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào năm 2049.
Trong khi những từ ngữ trên là chủ đề cần được làm sáng tỏ, ít nhất nó cũng ngụ ý sự khôi phục của Trung Quốc ở vị thế là một quyền lực đứng đầu trong khu vực vào giữa thế kỷ này. Như ông Thì Ân Hoằng một học giả, cố vấn cấp cao của chính phủ Trung Quốc giải thích vào đầu năm 2015 về những mối quan hệ quốc tế của Trung Quốc: "Chủ tịch Tập Cận Bình rất hoài bão... với việc Trung Quốc có một vai trò vượt trội tại châu Á và khu vực tây Thái Bình Dương. Về mặt dài hạn, không nghi ngờ gì, quyền lực và ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ làm suy yếu và loại bỏ hoàn toàn sự thống trị của Mỹ trong khu vực".
Chiến hạm Pháp và Mỹ liên hợp thực hiện tuần tra vì tự do hàng hải.
|
Để theo đuổi những mục tiêu này và với một xu hướng đang trở nên mãnh liệt hơn xuất hiện sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, ông Tập bắt đầu sử dụng tất cả các nguồn lực mà mình có. Trung Quốc đã triển khai quân đội để tăng sự kiểm soát tất cả các vùng biển và tài nguyên ở vùng bờ biển của nước này trong khi tìm cách làm suy yếu các đồng minh Mỹ bằng cách làm xói mòn sự tín nhiệm của Mỹ trong việc đảm bảo an ninh cho các đồng minh. Dưới sự khởi xướng chính sách "vành đai - con đường" của ông Tập Cận Bình, Bắc Kinh sử dụng kết hợp lợi ích kinh tế và thuyết phục về ngoại giao để khiến các nước đứng chung hàng, trong khi đưa ảnh hưởng của mình ra phương Tây, dọc lục địa Á Âu và sang phía nam qua Ấn Độ Dương và vịnh Ba Tư.
Dưới đường lối lãnh đạo của ông Tập, Trung Quốc trở nên "mạnh bạo" hơn trong việc áp dụng những "vũ khí" trong chiến tranh chính trị và những chiến dịch gây ảnh hưởng nhằm định hình sự nhận thức và chính sách của các nước khác (bao gồm cả Mỹ), đồng thời làm chậm lại hoặc suy yếu quá trình những nước này chống lại sự trỗi dậy của Trung Quốc. Cuối cùng, thay vì phải thỏa hiệp như trong quá khứ, Bắc Kinh đã ấp ủ ý tưởng cạnh tranh với phương Tây, đưa ra một Trung Quốc kết hợp giữa kinh tế thị trường về chính trị nghiêm khắc như là "một lựa chọn mới cho những nước khác".
Gần đây, Trung Quốc và Mỹ đã có những căng thẳng về thương mại và áp dụng các lệnh trừng phạt lẫn nhau.
|
Tại quê nhà, trong châu Á và thế giới rộng lớn, ông Tập Cận Bình theo đuổi chính sách thống nhất mạnh mẽ. Chiến lược của ông có thể không thành công và thất bại lớn nhưng động lực và mục đích theo đuổi nó, cùng những nguồn lực được huy động để hỗ trợ cho chiến lược này rất ấn tượng. Đây là bước chuyển của thế kỷ 20 mà các nhà hoạch định chính sách Mỹ muốn "tạo nên một thế giới an toàn cho dân chủ" để bắt đầu một sự khởi đầu mới của thế kỷ 21, khi đối thủ Trung Quốc của Mỹ đang tạo nên một thế giới an toàn hơn theo quan điểm của họ.
Chiến lược bù trừ
Khi phải đối mặt với sự tấn công dữ dội như vậy, có thể dự đoán trước trong tương lai Mỹ sẽ phải từ bỏ những cái đích đầy hoài bão và lạc quan thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh và đặt ra những mục tiêu mang ý nghĩa phòng thủ nhiều hơn: ngăn chặn sự thống trị thù địch ở phía đông lục địa Á Âu, duy trì lợi ích chung toàn cầu, giúp đỡ bạn bè và đồng minh tự phòng thủ và chống lại những nỗ lực của Trung Quốc lợi dụng hay làm suy yếu luật quốc tế và thể chế cơ bản về tự do trong kinh tế và cởi mở về mặt chính trị, ngăn chặn Bắc Kinh trong việc củng cố và mở rộng những tiêu chuẩn hẹp hòi và sự độc quyền.
Đối với những mục tiêu xa hơn, WOTR khuyên Mỹ và các đồng minh cần phải vô hiệu hóa việc Bắc Kinh sử dụng lợi thế về kinh tế và chiến tranh chính trị chống lại họ, trong khi phải phòng thủ chống lại những hành động đe dọa tới sự thịnh vượng và khả năng duy trì lợi ích có ý nghĩa của nền kỹ thuật tiên tiến.
Mối quan hệ giữa Mỹ và các nền dân chủ tây Âu cũng không êm đẹp khi ông Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran và có những cuộc chiến thương mại nhỏ với châu Âu.
|
Với việc theo đuổi các mục tiêu phòng thủ, Mỹ và đồng minh cần tiếp tục tiềm kiếm mối quan hệ khả thi nhất với Bắc Kinh, hợp tác về những vấn đề lợi ích tập trung và làm bất cứ điều gì có thể để tránh một cuộc xung đột có thể là thảm họa với tất cả những bên liên quan. Nhưng họ cần phải làm vậy với sự đánh giá tinh tường về những hạn chế của quan hệ hợp tác như vậy và không được phép thay đổi mục tiêu cũng như thỏa hiệp về những giá trị. Phương Tây cũng không nên từ bỏ nỗ lực dù không trực tiếp để ủng hộ những khuynh hướng xuất hiện trong Trung Quốc mà một ngày nào đó sẽ có kết quả là việc quá độ sang một hình mẫu chính phủ tự do và dân chủ hơn.
Việc tiếp cận theo mô hình này chắc chắn sẽ thất bại trong việc xúc tiến một sự thay đổi nhưng điều đó không có nghĩa là phải bỏ qua mục tiêu trên. Thiếu đi sự thay đổi căn bản những đặc điểm trong chế độ tại Bắc Kinh, sẽ không thể đạt được một mối quan hệ lâu dài, tin tưởng và cùng có lợi giữa Trung Quốc, Mỹ và các nước dân chủ khác. Một ngày nào đó, có thể đạt được mối quan hệ như vậy nhưng theo giải thích của George Kennan (cha đẻ của học thuyết ngăn chặn) thì phải đợi cho tới khi quyền lực của Trung Quốc "hoặc bị giảm bớt hay sẽ từ từ dịu đi".
(còn tiếp)