Uy lực kinh hoàng của bom hạt nhân chuyên phá hầm ngầm của Mỹ

VietTimes -- B61-12 là phiên bản nâng cấp của bom hạt nhân B61, trong trang bị của Không quân Mỹ hơn 50 năm. Đặc điểm của phiên bản sửa đổi là phần đuôi thuôn dài, cho phép bom có thể lượn trên khoảng cách 10 km từ điểm thả, thay đổi quỹ đạo đường bay theo tín hiệu định vị vệ tình GPS.
Máy bay ném bom B-2 Spirit thử nghiệm bom hạt nhân B61-12. Ảnh Militarywatchmagazine
Máy bay ném bom B-2 Spirit thử nghiệm bom hạt nhân B61-12. Ảnh Militarywatchmagazine

Các nhà phát triển đã hiện đại hóa B61-12 trở thành vũ khí đa nhiệm. Nó được điều hướng bằng truyền thông số và có độ chính xác cao, tùy thuộc vào nhiệm vụ chiến đấu thực hiện các vụ nổ hạt nhân theo 5 hướng: bùng thoát năng lượng nổ cao và thấp, kích nổ trên bề mặt bằng tín hiệu radio, xuyên sâu vào lòng đất gây địa chấn và phá hủy các hầm ngầm được xây dựng kiên cố.

Bom hạt nhân có điều khiển B61 - 12. Ảnh Militarywatchmagazine
 Bom hạt nhân có điều khiển B61 - 12. Ảnh Militarywatchmagazine

Trang Militarywatchmagazine, dẫn nguồn phát biểu của Hans Christensen, giám đốc truyền thông dự án vũ khí hạt nhân Mỹ cho biết:  Ưu điểm chính của bom là khả năng của vũ khí phù hợp với tất cả các kịch bản chiến đấu: từ sử dụng hoàn toàn mang tính chiến thuật tiêu diệt các mục tiêu mặt đất đến khả năng luồn sâu vào trong lòng đất được tích hợp trong một loại vũ khí. Vũ khí hạt nhân thâm nhập sâu có thể truyển tải sóng xung kích đến các loại đối tượng, phá hủy tốt hơn các mục tiêu ngầm dưới lòng đất”.

Sứ mệnh tấn công phá hủy các mục tiêu ngầm đang trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với không quân Mỹ, đặc biệt trong những tình huống chiến tranh với các quốc gia có những công trình ngầm lớn.  

Nhiều thông tin tình báo cho biết Triều Tiên đã phát triển một mạng lưới hầm ngầm và các đường hầm mà theo đó, quân đội Triều Tiên có thể bí mật cơ động cả sư đoàn xe tăng. Nhiều quốc gia trên thế giới như Triều Tiên, Trung Quốc và Nga dưới hầm ngầm có thể có cả nhà máy quân sự, sân bay và các trận địa phòng không, hệ thống phòng thủ tên lửa.

Triều Tiên kể từ sau chiến tranh đã đưa tất cả các trung tâm kinh tế, công nghiệp, quân sự xuống lòng đất - từ các nhà máy lớn đến các hệ thống radar và toàn bộ sân bay. Mạng lưới phòng không của đất nước này (không giống như Iraq, Libya, Nam Tư, Syria, Việt Nam và các quốc gia khác mà Mỹ đã từng tham chiến), sử dụng hệ thống radar và tên lửa phòng không sâu dưới lòng đất vài mét, có thể được nâng lên bằng thang máy thủy lức, tấn công các mục tiêu dự kiến và sau đó quay trở về hầm an toàn. Với binh lực lớn nhất, hơn cả bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, lực lượng vũ trang Triều Tiên có thể chuyển các cơ sở quan trọng đi khắp đất nước bằng mạng lưới đường hầm ngầm, hệ thống giao thông mà không loại vũ khí thông thường nào có thể đánh phá. 

Vũ khí hạt nhân chiến thuật cũng là một phương tiện tấn công hiệu quả chống lại một lực lượng lớn để cân bằng những bất lợi về số lượng đông mà Mỹ và các đồng minh phải đối mặt trong tình huống chiến tranh. Lực lượng vũ trang Nga, không sử dụng cuộc chiến đường hầm, nhưng cũng thể sử dụng phương thức tấn công hạt nhân chiến thuật. Đặc biệt hiệu quả trên chiến trường châu Âu để tiêu diệt các trung tâm chỉ huy hoặc các cụm binh lực lớn, có sức mạnh hơn nhiều so với quân đội các nước phương Tây. Vũ khí hạt nhân chiến thuật đến thời điểm hiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quân đội Mỹ 

Thành công trong việc hiện đại hóa bom xuyên hạt nhân và phá hủy các công trình ngầm đã khiến chiếc máy bay đắt nhất hành tinh B-2 bị chuyển hướng sang nhiệm vụ “không kích luồn sâu”. Đây là chiếc máy bay ném bom siêu hiện đại nhất của Mỹ, có thể nói tương tự như một bộ não điện tử trên không và được áp dụng công nghệ tàng hình triệt để nhất. Hiện nay, để tấn công các mục tiêu nguy hiểm của đối phương ở các quốc gia hạt nhân như Triều Tiên, Trung Quốc duy nhất chỉ còn hy vọng máy bay ném bom thế hệ 5 B-2 Spirit có thể khai thác sử dụng bom B61 – 12 hiệu quả.

Máy bay tàng hình B-2 Spirit hiện đang sử dụng bom hạt nhân B61-7, B61-11 và B83-1 đã lão hóa và ít linh hoạt hơn, được thay thế bởi B61-12 trong tương lai. B-2 là máy bay ném bom duy nhất trên thế giới chỉ phụ thuộc vào bom chứ không phải là tên lửa hành trình hiện đại hơn. Chiến thuật ném bom hạt nhân đặc biệt quan trọng đối với máy bay này. B-2 phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về hiệu năng sử dụng, hiện có 20 máy bay thường trực chiến đấu được lên kế hoạch nghỉ hưu trong tương lai gần. Bom B61-12 có khả năng được trang bị B-21 Raider, máy bay ném bom tàng hình thế hệ tiếp theo. Dự kiến, nó sẽ có khả năng tấn công cả bằng bom và tên lửa và giữ lại khả năng tàng hình và tốc độ của B-2. 

Việc sử dụng B-2 Spirit trong các nhiệm vụ tấn công các mục tiêu quan trọng hàng đầu như các sở chỉ huy ngầm, các căn cứ địa ngầm ngoài công nghệ tàng hình còn đòi hỏi những thay đổi lớn trong hệ thống điện tử thân máy bay, tăng cường thêm các bộ khí tài gây nhiễu, tác chiến điện tử nhằm vô hiệu hóa các loại tên lửa phòng không và radar dẫn bắn của các hệ thống phòng không hiện đại ngày nay. Đây cũng là một bài toán lớn cho Lầu Năm Góc và hãng Boeing khi phải tiến hành hiện đại hóa chiếc máy bay ném bom siêu đắt này.

Nguồn https://militarywatchmagazine.com/article/71069