Ứng dụng LTE rộng rãi vẫn đang gặp nhiều thách thức

VietTimes -- LTE được biết đến như là công nghệ không dây cho mạng dịch vụ công trong tương lai, tuy nhiên, tại Việt Nam, lộ trình ứng dụng  LTE rộng rãi vẫn đang gặp nhiều thách thức bởi hệ sinh thái phức tạp, ngân sách và mô hình kinh doanh chưa tương xứng và xung đột về mục tiêu giữa các bên liên quan.
việc số hóa mạng lưới dịch vụ công đã trở thành ưu tiên hàng đầu của Chính phủ. Ảnh minh hoạ: Bùi Phú
việc số hóa mạng lưới dịch vụ công đã trở thành ưu tiên hàng đầu của Chính phủ. Ảnh minh hoạ: Bùi Phú

Đó là một trong những kết quả nghiên cứu vừa được công bố do Nokia và Tolaga Research phối hợp nhằm đánh giá về mức độ sẵn sàng ứng dụng các dịch vụ công trên băng thông rộng tại 5 quốc gia Châu Á gồm Việt Nam, Indonesia, Nhật Bản, Bangladesh và Thái Lan.

Nghiên cứu chỉ ra, các quốc gia tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương thường xuyên xảy ra thiên tai, các tình huống khẩn cấp phức tạp, và các mối đe dọa về an ninh. Do đó, việc số hóa mạng lưới dịch vụ công đã trở thành ưu tiên hàng đầu của Chính Phủ, sử dụng cho mục đích cung cấp thông tin chính xác theo thời gian thực cho những người phản hồi đầu tiên mà không phụ thuộc vào ranh giới hành chính.

Nghiên cứu của Nokia cũng cho thấy, nhìn chung LTE được biết đến như là công nghệ không dây cho mạng dịch vụ công trong tương lai, tuy nhiên, tại Việt Nam, lộ trình ứng dụng  LTE rộng rãi vẫn đang gặp nhiều thách thức bởi hệ sinh thái phức tạp, ngân sách và mô hình kinh doanh chưa tương xứng, và xung đột về mục tiêu giữa các bên liên quan. Nghiên cứu - do Nokia và Tolaga Research cùng hợp tác thực hiện - được đúc kết từ các cuộc phỏng vấn nghiên cứu sơ cấp và thứ cấp chuyên sâu.

Để giải quyết các thách thức liên quan đến hệ thống truyền thông quan trọng dựa trên công nghệ LTE, một chương trình khung đã được xây dựng nhằm giúp tiếp cận tiềm năng thị trường và ứng dụng các giải pháp công nghệ theo cách phù hợp nhất cho từng quốc gia. Chương trình khung này bao gồm ba yếu tố: một hệ sinh thái sẵn sàng để có thể ứng dụng LTE, những hạn chế và tầm ảnh hưởng tác động các bên liên quan khi ứng dụng LTE, và các yếu tố động lực thúc đẩy nhu cầu LTE của thị trường.

Nghiên cứu cũng cho thấy mặc dù lộ trình phổ biến băng thông rộng của các quốc gia đang ở các giai đoạn khác nhau, nhưng tất cả đều cần tăng cường năng lực dịch vụ công và khả năng đối phó với các đe dọa mới, cũng như cải thiện chất lượng dịch vụ khẩn cấp.

Do LTE chỉ mới được cấp phép vào năm 2016, các nhà khai thác mạng ở Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu của việc thương mại hoá sóng LTE. Mặc dù hiện tại chưa có kế hoạch phân bổ phổ tần đặc dụng cho Bảo vệ Công cộng và Giảm nhẹ Thiên tai (Public Protection and Disaster Relief - PPDR) trên LTE để sử dụng cho các giấy phép Cổ tức Kỹ thuật số (Digital Dividend) sắp tới, các cơ quan thẩm quyền Việt Nam gần đây ngày càng tích cực hơn trong việc phổ biến 4G, cũng như trong công tác tái quy hoạch và cân đối các nguồn tài nguyên vô tuyến trọng yếu.

Nghiên cứu cũng đưa ra các khuyến nghị cụ thể cho từng quốc gia để thúc đẩy tốc độ ứng dụng công nghệ LTE trong các giải pháp Dịch vụ công. Đối với Việt Nam, tổ chức nghiên cứu này khuyến nghị thúc đẩy vai trò của việc truyền thông trọng yếu dựa trên công nghệ LTE nhằm giảm thiểu rủi ro cũng như cải thiện khả năng ứng phó trong các thảm họa thiên nhiên hoặc do con người gây ra.

Ngoài thiên tai, Việt Nam còn đối mặt với một số thảm họa do con người gây ra như sự cố tràn dầu. Những giải pháp khả thi có thể được sử dụng để chứng minh LTE có khả năng giúp triển khai dịch vụ nhanh chóng, chẳng hạn hệ thống truyền thông trọng yếu cũng như các giải pháp LTE gọn nhẹ và dễ triển khai khi có thiên tai xảy ra.

Cùng với đó là nâng cao nhận thức cộng đồng về các ưu điểm có tác động đến PPDR. Hiện tại Việt Nam vẫn chưa có kế hoạch dành băng tần radio riêng cho dịch vụ PPDR băng rộng, tuy nhiên dựa trên các giải pháp đã thành công tại các quốc gia khác, có thể khẳng định việc này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Việt Nam.

Đồng thời, Việt Nam nên tận dụng ngân sách cho việc cải tiến, như Dịch vụ Y tế Khẩn cấp. Một số bệnh viện tư nhân đã triển khai nhiều dịch vụ cấp cứu tiên tiến, với các thuật toán định tuyến cao cấp giúp giảm thiểu thời gian hồi đáp, và công nghệ 3G cho phép báo cáo tình trạng của nạn nhân theo thời gian thực. Các dịch vụ khẩn cấp này nhấn mạnh giá trị mà công nghệ LTE dịch vụ công mang lại cho các thị trường như Việt Nam.

Ngoài việc cung cấp thông tin về triển vọng dịch vụ công dựa trên băng thông rộng ở Việt Nam, Indonesia, Nhật Bản, Bangladesh và Thái Lan, tài liệu nghiên cứu còn đưa ra các giải pháp phù hợp cho mỗi quốc gia. Nghiên cứu cũng gợi ý các phương pháp cụ thể theo điều kiện của từng quốc gia để hướng dẫn các ban ngành, Chính Phủ và các nhà hoạch định chính sách trong việc đẩy nhanh việc áp dụng băng thông rộng và số hóa.

Tiến sĩ Phil Marshall, Giám Đốc Phụ Trách Nghiên Cứu, Tolaga Research, cho biết: “Dịch vụ công là quyền cơ bản của con người và việc số hóa mạng dịch vụ công là yếu tố then chốt trong việc mang đến sự tin cậy và an toàn thiết yếu để ngăn chặn những nguy cơ cao về an ninh quốc gia. Chúng ta đang đi đúng hướng, nhưng việc triển khai sẽ cần thời gian và việc có được công ty công nghệ mạnh như Nokia là điều cần thiết để phát huy tối ưu lợi ích của việc số hóa. Chúng ta cần hạ tầng số tốt hơn, nhưng không thể chờ đợi quá lâu, nếu không, chúng ta có nguy cơ gặp phải nhiều vấn đề về lâu dài”.

Thống nhất với ý kiến trên, ông Danial Mausoof, Giám Đốc Marketing chiến lược Nokia tại Châu Á Thái Bình Dương và Nhật Bản, cho biết: “Tốc độ đô thị hóa nhanh chóng là một thách thức đang gia tăng của các thành phố lớn tại Việt Nam với áp lực về cơ sở hạ tầng hiện tại là rất lớn. Qua nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng các quốc gia sẽ có động lực vượt qua các thách thức về chuyển đổi kỹ thuật số, tái định nghĩa các lợi ích, và tích cực thúc đẩy tương lai số hóa".