Badrak cho rằng xung đột với Nga đã kích thích tạo "đột biến nghiêm túc" trong việc phát triển công nghệ quân sự của Ukraine. Các kỹ sư cũng có khả năng sản xuất nhiều loại trang thiết bị hơn để lực lượng vũ trang sử dụng.
Theo ý kiến của ông, vũ khí mới có tác dụng "thay đổi hướng đàm phán". Nếu như Ukrainae được trang bị "vài trăm tên lửa như vậy" thì Kiev sẽ "độc quyền nêu ra những điều kiện của mình" và "bảo vệ vị thế của đất nước trong khu vực hội nhập châu Âu-Đại Tây Dương".
Trước đó, trung tướng Ukraine Igor Romanenko nhận định rằng Ukraine cần nâng cấp tên lửa Garpun và Grom-2.
“Chuyện Ukraine chế tạo tên lửa “có khả năng bay tận Matxcơva” là hão huyền và không thể xảy ra, ông Viktor Murakhovsky thành viên Hội đồng chuyên gia của tổ hợp công nghiệp-quân sự Nga nhận định.
"Ở Ukrainae hiển nhiên có Phòng thiết kế "Yuzhnoye" và nhà máy "Yuzhmash" chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa. Thế nhưng có câu hỏi khác là hôm nay họ sẽ tạo ra những tên lửa như thế nào? Thứ nhất, cả Phòng Thiết kế lẫn nhà máy đều trong thực trạng bi đát đến thảm họa. Thứ hai, số lượng lớn các thành phần dành cho sản phẩm tên lửa đều cung cấp từ Nga, nghĩa là, trên lãnh thổ Ukraine tuyệt nhiên không hề có chu trình sản xuất đồng bộ hoàn chỉnh cho tên lửa loại này", chuyên gia Murakhovsky phân tích.
Theo lời ông, hiện hữu cả một yếu tố khác ngăn cản Ukraine chế tạo những tên lửa như vậy. "Có điểm quan trọng như Chế độ kiểm soát công nghệ tên lửa, bao gồm các nước dẫn đầu, trong đó có Mỹ, Nga và các quốc gia khác. Chế độ này buộc các nước thành viên không phát tán công nghệ sản phẩm có thể dẫn đến việc chế tạo tên lửa với tầm bay hơn 300 km và mang tải trọng hơn 500 kg. Vì vậy, rốt cục có thể kết luận rằng không có chuyện thứ tên lửa "bay tận Matxcơva" sẽ được tạo ra ở Ukraine", chuyên gia kết luận.
Theo SP