Tướng Trung Quốc “cả vú lấp miệng em“: Biển Đông thuộc về Bắc Kinh

Trong cơ hội hiếm hoi cùng xuất hiện trước công chúng, hai đô đốc Mỹ và Trung Quốc ngồi cạnh nhau để trình bày quan điểm về an ninh hàng hải khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các khán giả đến vì một điều duy nhất; Biển Đông và đô đốc Trung Quốc tuyên bố rõ ràng: "Nó thuộc về Trung Quốc."
Tướng Trung Quốc “cả vú lấp miệng em“: Biển Đông thuộc về Bắc Kinh

Tại London - Trong một cơ hội hiếm hoi cùng nhau xuất hiện trước công chúng, hai đô đốc Mỹ và Trung Quốc ngồi cạnh nhau để trình bày quan điểm của họ về an ninh hàng hải trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các khán giả đến để nghe về một điều duy nhất; Biển Đông và vị đô đốc Trung Quốc đã tuyên bố rất ngang ngược: "Nó thuộc về Trung Quốc."

Đây là một sân khấu chính trị với vài dòng giới thiệu, ban điều hành thân mật và các đô đốc mỉm cười bắt tay nhau trước và sau cuộc gặp. Nhưng sự căng thẳng cảm thấy rõ rệt cùng với những thông điệp rõ ràng.

"Tên quốc tế gọi Biển Đông là “Biển Nam Trung Hoa”, cái tên cho thấy, chỉ về một vùng biển. Nó thuộc về Trung Quốc ", Phó Đô đốc Yuan Yubai, chỉ huy Hạm đội Biển Bắc của Hải quân Trung Quốc nói.

Yubai cho biết Trung Quốc đang làm việc với quân đội Mỹ về bộ quy tắc ứng xử cho cuộc gặp không chủ ý giữa các máy bay, bộ quy tắc ứng xử mà ông hy vọng sẽ giúp tránh xung đột không chủ ý giữa các quốc gia có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông.

"Tôi tin rằng sau khi bộ quy tắc ứng xử này được thông qua thành công, tất cả các nước láng giềng xung quanh khu vực này sẽ có khả năng kết nối giao tiếp tốt với nhau bất cứ khi nào xảy ra cuộc gặp bất ngờ," Yubai phát biểu.

Cuộc trao đổi diễn ra tại hội nghị Thiết bị Quốc phòng & An ninh quốc tế ở London, gọi tắt là DSEI tập hợp các lãnh đạo hải quân từ các quốc gia trên thế giới. Yubai ngồi cạnh chuẩn đô đốc Hải quân Mỹ Jeff Harley, trợ lý phó Tham mưu trưởng hải quân về kế hoạch - chiến dịch - chiến lược và cùng với đô đốc Umio Otsuka, tư lệnh Lực lượng Phòng vệ hàng hải Nhật Bản.

Yubai dành phần lớn bài phát biểu của mình để nói về “Con đường tơ lụa” trên biển, một khái niệm của chủ tịch Tập Cận Bình về việc xây dựng những hải cảng dọc theo các tuyến thương mại hàng hải thế giới. Nhưng trọng tâm tập trung sự chú ý là Biển Đông, Mỹ và Nhật Bản quyết liệt phản đối việc bồi đắp và xây dựng các đảo nhân tạo. Tuy nhiên, Đô đốc hải quân Mỹ Harry Harris, Tư lệnh trưởng Bộ tư lệnh Thái Bình Dương khẳng định những đảo nhân tạo đó rõ ràng là phục vụ cho các mục đích quân sự, trong tương lai sẽ được sử dụng như các tiền đồn.

Trung Quốc đã và đang xây dựng nhanh chóng một đường băng khổng lồ tại đảo Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef). Hải quân Mỹ đã cung cấp đoạn băng video cho truyền thống quốc tế về động thái bồi đắp đảo từ rạn san hô, được quay từ máy bay do thám P-8. Hải quân Mỹ cũng đưa ra một đoạn hội thoại audio của Hải quân Trung Quốc, đe dọa máy bay Mỹ đang xâm phạm vùng trời của họ.

"Tôi tin chắc rằng các vấn đề xung quanh Biển Đông, cho đến nay, có thể giải quyết thành công với nỗ lực chung và tham khảo ý kiến của các nước ven bờ Biển Đông," Yubai nói.

Đô đốc Otsuka, trong bài phát biểu của mình, chia sẻ câu chuyện ngụ ngôn về một người phụ nữ nói với chồng về 30 năm, cô thường mơ là nhận được một chiếc nhẫn kim cương lớn vào ngày sinh nhật. Người phụ nữ hỏi chồng giấc mơ có nghĩa là? Vì vậy, trong ngày sinh nhật của cô, anh chồng đã tặng cho cô cuốn sách về ý nghĩa của những giấc mơ.

Đô đốc Nhật Bản nói, "Vì không phải một người nói tiếng Anh bản địa, tôi hy vọng các bạn hiểu những gì tôi thực sự muốn nói từ ngữ cảnh bằng cách đọc giữa các dòng."

Nhưng bản trình chiếu bằng PowerPoint của đô đốc đã đề cập thằng vào vấn đề. Xuất hiện trên hai màn hình khổng lồ gần sân khấu là tấm bản đồ Biển Đông. Phía trên có dòng tít lớn: “Những tranh chấp ở Biển Đông”. Trên bản đồ đánh dấu các đảo mà Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia đang quản lý cùng với những tuyên bố chủ quyền của các bên.

Ông Otsuka trình bày sự quan ngại của mình về việc những đoàn tàu cá Trung Quốc đang được sử dụng như lực lượng dân quân biển nhằm bảo vệ những hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp và xây dựng phi pháp.

“Điều này, sớm hay muộn, có thể dẫn đến một cuộc tranh cãi căng thẳng, làm thế nào khi xảy ra xung đột giữa lực lượng quân đội và lực lượng dân quân biển, nếu xảy ra thì phương pháp xử lý thế nào?” Ông nói thẳng về cái gọi là "trỗi dậy hòa bình" khiến viên tướng Trung Quốc không phản bác được gì.

Trịnh Thái Bằng theo QPAN