Tuy nhiên, những hình ảnh và mảnh vỡ các loại vũ khí liên quan đến vụ việc được Bộ Quốc phòng Ả rập Saudi trưng bày hôm 18/9 cho thấy vụ tấn công vào mỏ dầu của nước này có thể được thực hiện bởi 7 tên lửa hành trình Quds-1 và 18 UAV tự sát của Houthi. Quds-1 là một phiên bản của loại tên lửa hành trình tầm trung phóng từ mặt đất “Soumar” của Iran được giảm bớt trọng lượng của đầu nổ. Việc Quds-1 được phóng từ Yemen để tấn công các mỏ dầu của Ả rập Saudi cách xa cả ngàn cây số không phải là không thể. Mặc dù Mỹ nói rằng các tên lửa tấn công Ả rập Saudi có thể được phóng từ miền nam Iraq, nhưng Iraq đã bác bỏ.
Bộ Quốc phòng Ả rập Saudi trưng bày các mảnh vỡ tên lửa và UAV được dùng để tấn công các mỏ dầu hôm 14/9
|
Xét từ những tin tức hiện nay, khả năng các tên lửa này được phóng từ Yemen là rất lớn. Từ góc độ kỹ thuật, nếu thực sự các tên lửa hành trình Quds1 cải tiến của nhóm dân quân vũ trang Houthi kết hợp với máy bay không người lái nếu nó thực sự vượt qua hàng ngàn kilomet để hoàn thành vụ tấn công, thì xét về góc độ vĩ mô, cả Mỹ và Ả rập Saudi đều đã bị bất ngờ khi đánh giá thấp độ chính xác của vũ khí Iran.
Từ hình ảnh mỏ dầu bị tấn công do Ả rập Saudi công bố, cuộc tấn công tên lửa này là một mẫu mực điển hình của các cuộc tấn công chính xác. Các chuyên gia về Trung Đông của Mỹ cũng cho rằng, xét về hiệu quả của cuộc tấn công này, thì các tài sản quân sự của quân đội Mỹ ở xung quanh Vịnh Ba Tư đã trở nên rất mong manh, ẩn chứa nguy cơ cao.
Các vũ khí tấn công đánh trúng các mục tiêu với độ chính xác rất cao
|
Về hình dáng bề ngoài, tên lửa hành trình Quds-1 của dân quân Houthi trông giống hệt tên lửa “Soumar” của Iran và hầu hết các vũ khí của nhóm vũ trang Houthi đều đến từ Iran. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi cả Mỹ và Ả rập Saudi đều coi Iran là thủ phạm của vụ tấn công lần này. Nhưng thực tế, đây là cuộc chiến tranh diễn ra giữa Houthi và Ả rập Saudi, không liên quan gì tới Iran.
Xét về tầm bắn trong vụ này, tên lửa hành trình Quds-1 hoàn toàn có thể đạt được cự ly 1000km. Trước đây, tầm bắn của tên lửa “Soumar” mới chỉ được suy đoán. Người ta tin rằng tên lửa “Soumar” của Iran có tầm bắn dưới 2500km. Phạm vi này không những đủ để tấn công các căn cứ quân sự của Mỹ ở quanh Vịnh Ba Tư mà khả năng đánh chặn cũng khó khăn, ít nhất là Ả rập Saudi đã không thể đánh chặn.
Sơ đồ được cho là đường đi của các quả đạn tên lửa hành trình từ nơi phóng tới mục tiêu hôm 14/9
|
Cách đây chưa lâu, vào tháng 6, một máy bay không người lái tối tân Global Hawk RQ-4 của Mỹ đã bị bắn hạ bởi tên lửa phòng không Iran ở gần Vịnh Ba Tư. Phía Iran tuyên bố rằng chiếc máy bay không người lái của Mỹ đã bị tên lửa phòng không Raad của Iran bắn hạ. Loại tên lửa này có thể chống lại các loại máy bay chiến đấu, tên lửa hành trình, máy bay trực thăng và máy bay không người lái. Tầm bắn xa nhất của Raad là 50km và tầm cao hơn 20.000 mét. Tên lửa Raad có thể phối hợp với hệ thống phòng không Bavar 373 của Iran để đánh chặn mục tiêu không quân tầm ngắn tầm trung. Hệ thống phòng không Bavar 373, được coi là bản sao của tên lửa S-300PMU của Nga.
Tên lửa phòng không Raad của Iran, loại được cho là đã bắn hạ chiếc UAV tối tân Global Hawk RQ-4 của Mỹ hồi tháng 6/2019
|
Từ việc lực lượng vũ trang Houthi sử dụng vũ khí Iran hoặc bản sao của vũ khí Iran để tấn công thành công mỏ dầu Ả rập Saudi, có thể gián tiếp tin rằng việc Iran hồi tháng 6 nói rằng họ sử dụng tên lửa phòng không tự chế tạo để bắn hạ chiếc Global Hawk của Mỹ là rất đáng tin cậy.
Từ hai vụ vũ khí Iran tấn công mỏ dầu Ả rập Saudi và UAV Global Hawk của Mỹ có thể thấy, vũ khí Iran dường như không kém chất lượng như trước đây, bất kể về độ chính xác của vũ khí hay khả năng phòng không đều rất tốt.
Tên lửa hành trình “Soumar” của Iran, được cho là nguyên mẫu của tên lửa Quds-1 mà lực lượng Houthi dùng để tấn công các mỏ dầu Ả rập Saudi hôm 14/9
|
Từ việc tổng kết của hai vụ này, tác động tiếp theo, đặc biệt đối với Mỹ là rất lớn, thậm chí họ có thể không dám khinh suất sử dụng vũ lực chống lại Iran. Mà nếu đẩy mạnh việc trừng phạt kinh tế có thể sẽ khiến Iran phản kích Mỹ hoặc các đồng minh ở mọi cấp độ. Nếu Mỹ sử dụng lực lượng quân sự để phục vụ các biện pháp trừng phạt kinh tế, thì tại sao Iran không thể sử dụng vũ lực để buộc Mỹ phải nhượng bộ? Diễn biến tình hình tới đây sẽ như thế nào, chúng ta hãy chờ xem!
(Theo Sohu)